HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC YÊU NƯỚC VÀ TỔ CHỨC CỘNG SẢN Ở HUẾ TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG


 Thầy giáo, nhà cách mạng Võ Liêm Sơn

- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên:

Tháng 7/1927, Tỉnh bộ lâm thời Thanh niên ở Huế thành lập do Nguyễn Đức Tịnh làm Bí thư. Tỉnh bộ Thanh niên đề ra 2 nhiệm vụ chính là: tuyên truyền

tổ chức hội viên huấn luyện cán bộ. Một số sở của Tỉnh hội được xây dựng ở nhà máy đèn, trường Kỹ nghệ thực hành, trường Đồng Khánh, xưởng với Long Thọ.

Năm 1928 Đại hội đại biểu Thanh niên Trung kỳ họp tại Huế. Tháng 5/1929 Đại hội thanh niên toàn quốc họp tại Hương Cảng nhưng không thành công đi đến chỗ phân liệt. Sau đó, từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lần lượt hình thành 2 tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng An Nam cộng sản Đảng.

- Tân Việt.

Sau phong trào bãi khóa năm 1927, Tân Việt mới xây dựng cơ sở tương đối vững chắc ở Huế. Đào Duy Anh (sau này là Bí thư Tân Việt) cùng với Võ Liêm Sơn kết nạp một số thanh niên vào Tân Việt, trong đó có Trần Hữu Duẩn, Phạm Văn Đại, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Hoàng (Hải Thanh) hình thành nhóm Tân Việt đầu tiên ở Huế.

Tân Việt chủ trương phát triển cơ sở trong tầng lớp trí thức, giáo viên, công chức, quan lại lớp dưới, nhất là trong học sinh. Ở nông thôn có chi bộ Truồi (Phú Lộc) do Nguyễn Khoa Văn, Trần Hữu Duẩn xây dựng. Số đảng viên của Tân Việt có khoảng 30 người. Tỉnh ủy lâm thời Tân Việt thành lập do Trần Hữu Duẩn làm Bí thư.

Tuy có tổ chức nhưng Đảng Tân Việt chưa có đường lối và hoạt động rõ ràng nên khi gặp phải sự khủng bố của thực dân thì nội bộ dao động, phân hóa, các đảng viên tiến bộ chuyển sang hoạt động trong các tổ chức cộng sản mới thành lập ở Thừa Thiên Huế.

- Đông Dương cộng sản Đảng.

Đầu tháng 7/1929 Tỉnh bộ Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập. Đồng chí Nguyễn Đức Tịnh được cử làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc thay mặt Xứ ủy công nhận Tỉnh bộ Thừa Thiên Huế là một Tỉnh bộ của Đông Dương cộng sản Đảng.

Đông Dương cộng sản Đảng chủ trương đưa đảng viên đi thâm nhập vào quần chúng công nông, thực hiện phong trào vô sản hóa”, Tỉnh ủy cử 2 đồng chí Lê Sỹ Thận và đồng chí Sung vào hoạt động xây dựng phong trào trong nhà máy với Long Thọ.

- Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Đầu năm 1930 Tỉnh ủy lâm thời Đông Dương cộng sản liên đoàn được thành lập ở Thừa Thiên Huế. Đồng chí Lê Viết Lượng được cử làm thư. Đông Dương cộng sản liên đoàn xây dựng cơ sở báo Tiếng Dân, trường Kỹ nghệ thực hành, Nhà máy điện, An Cựu, Vĩ Dạ... Một số chi bộ được xây dựng vùng nông thôn như: Truồi (Phú Lộc), Bao Vinh (Hương Trà), Hương Thủy, Quảng Điền.

Tháng 1/1930 chi bộ liên huyện Phú Vang-Phú Lộc được thành lập gồm 3 đồng chí: Đỗ Tram, Trương Luyện (Phú Vang) và Lê Bá Dị (Phú Lộc). Đồng chí Lê Bá Dị được cử làm Bí thư chi bộ.

Như vậy, tại Thừa Thiên Huế trải qua quá trình vận động cách mạng đã dẫn tới sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Với đường lối chính trị và mục tiêu đấu tranh rõ ràng, các đồng chí đảng viên ưu tú đã tuyên truyền lý tưởng cách mạng, tập hợp đoàn kết mọi lực lượng quần chúng, đưa phong trào cách mạng trong toàn tỉnh phát triển tới đỉnh cao, chuẩn bị thành lập một chính Đảng thống nhất./.

(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Tài liệu Hỏi đáp về Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế 1930 - 2000, Nxb Thuận Hóa, năm 2003)

/*** js CHAN TRANG ***/