Sự hình thành làng xã, thôn xóm ở thị xã Hương Thủy

 I - LƯỢC THUẬT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỊA BÀN VÀ CƯ DÂN

Nhìn một cách khái quát, lịch sử bất kỳ vùng đất nào của dân tộc từ Thanh Nghệ trở vào Nam trong những thế kỷ đầu tiên cho đến thế kỷ XIII, XIV đều không được ghi chép đầy đủ. Hơn một nửa đất nước với thời gian trên bảy thế kỷ, lại cũng chỉ được miêu tả ít ỏi qua các liệu thời phong kiến. Tuy vậy, nổi lên trong quá trình xác định địa bàn và cư dân vùng Trung bộ và Nam bộ, các bộ sách Dư địa chỉ của Nguyễn Trãi, Ô Châu cận lục của Dương Văn An và Phủ biên tạp lục của Quý Đôn đã những cống hiến đặc biệt về lịch sử cư dân Trung, Nam bộ nói chung và Thuận Hóa nói riêng.

Hương Thủy ngày nay
Thời điểm năm 1307, theo sự sắp đặt lại của vương triều Đại Việt, hai châu Ô và Rí (Lí) được đổi tên thành Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, người ta hình dung Thuận Hóa là một xứ lớn, còn nhiều điều chưa được biết. Cho đến năm 1776, dưới mắt một nhà học giả quan lại nhà Trịnh, thì xứ ấy vẫn vùng biên viễn! Hàm ý trong cách gọi này là sự trăn trở về giáo hóa cho vùng đất. Quá trình lịch sử ban đầu thường vẻ tự phát, sau đó những động thái văn hóa sẽ dẫn dắt cho lịch sử đi đúng hướng. Về mặt ý thức địa bàn trú, thì trước năm 1306, dân hẳn biết rằng, họ là người châu Ô châu Rí, sau đó là người châu Thuận, châu Hóa, rồi là người thuộc các tổng, xã, phường, thôn, trại, sách... thuộc các huyện Kim Trà, Đan Điền, Vinh. Chỉ đến năm 1835 thì cư dân mới có ý thức rõ rệt về một địa bàn Hương Thủy. Vì thế, khi nói đến địa bàn Hương Thủy, không thể không nói đến cội nguồn vùng đất Thuận Hóa và nhất là cội nguồn địa bàn Hương Thủy.

1. Địa bàn, danh xưng Hương Thủy:

Hai huyện Kim Trà, Vinh trong thời Lê thuộc phủ Triệu Phong. Huyện Kim Trà chính là các huyện Xạ Linh, Bồ Đài, Bồ Lâng thuộc châu Hóa, phủ Thuận Hóa thời Minh thuộc. Huyện Vinh chính là các huyện Lợi Bồng, Tư Dung, Thế Vinh thuộc châu Hóa đời Trần. Đầu thời Nguyễn, Kim Trà được gọi là Hương Trà, Vinh được gọi Phú Vinh (tên quen gọi Phú Vang). Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho cắt ba tổng của huyện Hương Trà cho ba huyện Hương Thủy, Phú Lộc, Phong Điền và cắt sáu tổng của huyện Phú Vang cho hai huyện Hương Thủy và Phú Lộc. Địa bàn Hương Thủy là địa bàn góp lại từ các phần đất cắt gần gũi nhau từ hai huyện Hương Trà và Phú Vang vừa nói. Như vậy, đến lúc ấy thì các làng xã đều đã ổn định và cơ bản ít có thay đổi lớn. Việc lập làng hầu như đã chấm dứt.

Hương Thủy tên gọi muộn nhất, cuối cùng của thời đại phong kiến dành cho vùng đất là huyện nhà ngày nay. Đó là tên gọi bình thường mà trang trọng của một huyện mạn nam sông Hương. Nước sông Hương như cái gốc căn bản làm nên mùa màng cho những cánh đồng huyện. Với tình cảm sâu xa, đằm thắm, vua Minh Mạng cả vương triều Nguyễn trong cảm xúc êm thấm của mình, như muốn làm cho cái tên gọi ấy thân mật, êm đềm. Hương Thủy là huyện sông Hương - huyện “Nước Thơm”. Danh xưng và thực chất con nước đã làm nên đồng lúa nương khoai. Bình dị cũng không kém phần thanh lịch.

2. Sự hình thành cư dân - hòa huyết, thiên cư:

Vào thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu, khảo tả dân một vùng, miền, làng, xứ nào của Thừa Thiên Huế đều gặp phải những trở ngại. Trước hết là cái chiều sâu của quá khứ thăm thẳm. Những tầng bậc của lại chỉ là một cửa mở, những gợi ý hơn là một lối đi, một con đường dẫn đến hiện thực lịch sử trong quá khứ. Trên nền cư dân hiện tại, sự lần tìm về quá khứ của bất kỳ nhóm dân nào, người ta cũng chỉ gặp từ mươi lăm đến trên hai mươi đời. như thế, vị tổ của nhóm dân ấy lại là một người Việt thuần tuý. Điều đó dường như đã phủ định hết thảy những cội nguồn xa (giữa các chủng tộc) và cội nguồn gần (giữa các vùng, miền, khu vực) [1]

Lần tìm trong thư tịch cổ về cứ liệu lịch sử minh chứng sự tồn tại của chủng tộc dân, thì người ta chỉ tiếp xúc được với những giả thiết mang tính mặc định lịch sử. Chẳng hạn, khảo cổ học đã từng chứng minh vùng Thuận Hóa xưa những khảo cổ vật nói lên sự tồn tại của nền văn hóa Sa Huỳnh văn hóa Đông Sơn. Chủ nhân của hai nền văn hóa ấy là người Việt cổ, có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á (Austro Asiatic) và người Chăm cổ thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).

Suốt một thời kỳ kéo dài từ thế kỷ thứ III đến năm 1306, Thuận Hóa nói chung và Hương Thủy nói riêng là vùng đất , trú của cư dân Chăm. Sau đó, qua các triều Trần, Hồ, Lê, Nguyễn, cư dân Việt từ miền Bắc mới dần dần nhập cư. Tình trạng ấy đã làm cho địa bàn Thuận Hóa buổi đầu xuất hiện một sự cộng cư Việt Chăm. Năm 1553, Dương Văn An có viết: “Nói tiếng Chiêm thì có thổ dân làng La Giang, mặc áo Chiêm thì con gái làng Thủy Bạn”, nơi tiếng Huế quần Chiêm, thói càng bỉ ổi”[2]

Sau năm 1307, do mối quan hệ Việt - Chăm trở thành thông gia, hai châu Ô và Rí được đổi tên thành Thuận Hóa, tạo ra một tâm thế mới bình ổn cho người dân di cư. Có thể lúc đó cũng đã thêm những đợt dân di cư. Nhưng trong thế kỷ XIV, sau đợt chinh thú của nhà Trần hoặc bổ sung lực lượng quân đội biên viên, số người di chắc chắn được tăng lên. Cuối thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ giành quyền cai trị, những người trong hàng ngũ quan lại và quý tộc nhà Trần đã bất mãn với nhà Hồ, một số lánh vào Thuận Hóa. Việc mở đường của nhà Hồ vào Thuận Hóa cũng là điều kiện cho việc di dân từ Thanh Nghệ vào. Chiến tranh giữa nhà Minh và Đại Việt cũng làm cho tình hình phía Bắc thêm lộn xộn, có thể đã làm cho một số dân chúng di cư vào Thuận Hóa. Còn khi nhà Minh sắp xếp lại châu Thuận, châu Hóa thành châu Thuận Hóa, số người của hai châu lúc đó chưa đầy 6 nghìn người. Riêng Hóa châu thì lại càng ít hơn. Dân số toàn vùng Quảng Trị, Thừa Thiên lúc ấy chỉ bằng dân số một xã bây giờ.

Cuộc kháng Minh thắng lợi, đội quân tiến về Hóa châu của vua Lê đã thu được vùng đất này. Nhà vua đã chia lại hai lộ Tân Bình, Thuận Hóa y như đời Trần. Chính sách đặc biệt của nghĩa quân Lam Sơn và nhà Lê đã thu hút hầu hết dân tin tưởng vào sự yên bình của Thuận Hóa. Đó cũng là điều kiện tối cần cho một cuộc nhập cư của những người ở các vùng Thanh Nghệ. Trong một trích bản Lam Sơn thực lục, đã một lời nhận định tế nhị về chính sách của vua và nghĩa quân. Sự mềm dẻo trong giáo hóa đã tạo khắc niềm tin cho người nhập cư:

Sơ lại Hóa châu,

Vu lí vụ cương.

Chính hóa đại hành,

Uy danh viễn dương.[3]

(Lúc mới đến Hóa châu,

Ở theo lẽ phải, ở theo vùng đất.

Thi hành nền giáo hóa, chính trị rộng rãi,

Tiếng tăm, uy thế (của nghĩa quân) lan xa).

Sau mấy chục năm xung đột, cuộc chinh Nam của Lê Thánh Tông hoàn thành. Đầu xuân năm 1471, nhà vua đã đóng quân ở Hóa châu. Theo Trần Đại Vinh, một số làng tại Thừa Thiên-Huế được thành lập sau chiến thắng của Lê Thánh Tông, trong đó, có làng Lang Xá, Dã Lê, An Cựu, Dương Xuân, Dạ...[4]

Từ thế kỷ thứ XVI, vào những năm 20, những biến động chính trị, quân sự và việc cướp ngôi của Mạc Đăng Dung làm thành những biến động lớn; một số dòng họ, gia đình đã rời quê hương, di cư vào Thuận Hóa. Đất nước trải qua một thời phân tranh Lê Mạc. Đến khi Nguyễn Kim khôi phục được triều Lê, tình hình Bắc Trung bộ tạm yên, Thuận Hóa cũng tạm yên.

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đem theo một nghìn quân lính thuộc hạ, phần lớn là đồng hương huyện Tống Sơn một số huyện khác thuộc xứ Thanh Hoa. Hầu như phần đông số quân lính này đã lập cư và xây dựng gia đình tại Thuận Hóa. Một số tộc họ định Thuận Hóa như Trương Phúc, Nguyễn Cửu, Tống Phước, Nguyễn Khoa... đã nhập tịch các làng Nham Biều, Văn Dương, Vĩ Dạ...

Đến năm 1600, để thoát khỏi ý đồ hung hiểm của thế lực nhà Trịnh và người anh rể, Nguyễn Hoàng lại xin đi trấn Thuận Hóa và được chấp thuận. Lần này, ông không trở ra nữa, nên đã đem theo tướng sĩ, binh lính rất đông, theo đường biển mà vào Thuận Hóa. thể những người con thân thích của một nghìn quân lính trước đây (1558) cũng đã đi theo. Cuộc ra đi lớn này đã tạo nên một luồng di dân, bổ sung cho dân Thuận Hóa, tạo ra những làng mới ở vùng đầm phá, vùng ven biển những vùng hoang chưa được khai phá. Một số làng hiện nay các vùng biển thuộc các xã Điền Hải, Quảng Công... có một số hộ tộc mà gia phả cho rằng thủy tổ của họ đã theo quân tướng của chúa Nguyễn Hoàng từ biển đi vào. Vị tiền khai khẩn Trại của làng Phù Bài, theo Chúc từ của tộc Lê, cũng theo tiên chúa trốn về Thuận Hóa”[5]

Trong một khoảng thời gian thật tốt đẹp, từ 1558 đến 1613, với chính sách thu phục dân tâm, giảm nhẹ thuế khóa, Nguyễn Hoàng đã làm cho đời sống nhân dân ở Thuận Hóa trở nên yên vui, no ấm. Khung cảnh này quả đã sức hấp dẫn đối với người miền Bắc muốn đến nhập : “Đời chúa Tiên, Thuận Quảng nhiều năm được mùa. Năm Kỷ Sửu (1589), Thực lục tiền biển chép: “Mấy năm được mùa, trăm họ giàu thịnh”. Năm Mậu Thân (1608), được mùa to, mỗi đấu gạo giá ba đồng tiền, bấy giờ từ Nghệ An ra bắc bị đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu dạt chạy vào Thuận Hóa”[6].

Trước khi xảy ra tương tranh Trịnh Nguyễn, do các quan hệ gắn bó về cội nguồn huyết thống của dân thường những cuộc di cư lẻ tẻ tiếp sau. Trong thời gian giao tranh Trịnh Nguyễn, có những lần quân Nguyễn lấn ra, vượt cả ranh giới, những lần quân Trịnh đánh vào chiếm được Thuận Hóa trên mười năm. Năm 1660, sau 5 năm đóng quân, quân Nguyễn rút về nam Bố Chính, phần lớn quân dân làng vùng Nguyễn đóng quân đã về theo. Năm 1786, ba vạn quân Trịnh tan trong chiến dịch Phú Xuân Thăng Long của Nguyễn Huệ. Bằng chính sách vỗ về của triều Tây Sơn, những người lính Trịnh đã ở lại, hoặc trốn tránh và trở thành dân Thuận Hóa. Trong thời Tây Sơn, do nhà vua đóng đô Phú Xuân mà một số ít thân thích trong hoàng tộc, quan lại và lính tráng đã quy tụ về Phú Xuân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi nhất khi triều Nguyễn được thịnh trị, những con dân gốc miền Nam đã chuyển cư đến Phú Xuân, tạo ra những thân tộc, làng ấp mới.

Đến đầu thế kỷ XIX, việc thành lập làng ở Thuận Hóa, trên đại thể, đã ổn định. Tuy thế, vẫn còn một vài sự chuyển đổi nhỏ trong phạm vi giữa các tỉnh, các huyện trong tỉnh, các tổng trong huyện do các quan hệ thông gia, thân tộc và quan hệ gia đình[7].

Quá trình di dân và thành lập làng của huyện Hương Thủy chính là quá trình di dân và thành lập vùng đất Thuận Hóa chỉ có khác là, đầu thế kỷ XIX trở đi, việc di dân này mang tính nhỏ hẹp hơn, dân chỉ di chuyển nhỏ, từ làng đến làng, trong phạm vi tổng, huyện. Nhưng là thế nào, thì miền đồng bằng, miền đầm phá, là hai nơi được người dân đến sớm nhất, do sự thuận lợi ít nhiều về nông ngư nghiệp. Đường đi lúc ấy giờ cũng rất khó khăn. Đường thủy, chủ yếu là đường sông, thuận lợi hơn so với đường bộ, đường bộ phải qua nhiều núi cao, rừng rậm. Rồi nữa, cuộc sinh tụ nào cũng gắn với điều kiện sống. Hạt lúa, củ khoai, ngọn rau, con cá... cho đến những gia súc quen thuộc, đều dễ nuôi trồng, tìm bắt hai vùng ấy hơn. Quá trình khẩn canh của Hương Thủy cho đến thế kỷ XVIII vẫn chưa đưa được người dân định lên núi, vì lẽ ngày ấy đất còn rộng, người còn thưa và núi rừng còn quá hoang vu, hiểm trở. Điều này đã được Lê Quý Đôn xác nhận trong sách Phủ biên tạp lục, viết năm 1776. Ông cho biết tình hình cư dân phía đầu nguồn và phía trên nguồn sông Hương như sau: “Từ Tả Trạch nguyên đi ngang qua các sách An Ninh, Kim Ngọc, Phường Hà, Dương Lăng nhiều binh dân ở, từ sách này đi lên đều là núi rừng cả; từ Hữu Trạch nguyên đi qua An Phường đến sách Phong Mộc trở lên đều là núi rừng, đi luôn nửa ngày, đến sách Lang Xí, từ đó đi lên, núi khe lộn xộn, không dân cư. [8]

Đến thời Minh Mạng, vâng chỉ dụ của vua, một viên quan giám thành đã đến đo đạc, phát hiện hơn mười địa điểm có thể đưa dân đến ở và canh tác. thế, nhà vua có truyền chỉ cho quan kinh doãn thuê người khai khẩn đất ấy. Sau một thời gian khó nhọc khá lâu, mới khẩn được hơn một trăm bốn mươi mẫu đất. Phần lớn dân đi khẩn đều là tù nhân từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi bị tội phải đến đây lập đồn điền. Họ đều là binh lính.[9]

Thực tế lịch sử ấy chứng minh rằng, trên địa bàn Hương Thủy cho đến nay, bức tranh di dân và lập làng chưa thể phác họa một cách chi tiết. Ta chỉ có thể thấy trên cái nền lổ để cư dân Chăm, cộng đồng người Việt cổ đã sống cộng một thời gian khá dài; rồi sau đó, qua quá trình lịch sử nhiều xung đột mới có một số làng ra đời. Càng về sau, khi số dân đã đông dần, quá trình canh tác đã mở rộng địa bàn trong từng làng xã, tạo ra những xóm mới chòm mới, ấp phường mới. Đó là lý do khiến cho địa bàn làng hiện nay đan xen nhau. Hình thế một làng như thế nào không phải là do đất ở, dân cư, mà do khoảng ruộng làng đó canh tác nhiều hay ít, gần hay xa và tọa lạc ở đâu.

Thực ra, để hiểu rõ thêm về địa bàn Thuận Hóa và Hương Thủy, cũng cần dẫn thêm nhiều dữ liệu về tình trạng xáo trộn của các thời kỳ đặc biệt. Chẳng hạn, thời điểm tháng 11 năm 1774: Lúc bấy giờ, quân binh và nhân dân đang ở lẫn lộn với nhau. Các tì tướng và quân hiệu thì lại thế lực, họ lấy trộm các vật liệu và triệt hạ những chốn quân phòng để làm những đồn mới. Họ lại còn chuyên quyền, bắt bớ, giam cầm khám xét những người khác nữa[10]. Và thời đó, cũng những tình trạng mù mờ về dân đinh, về đất ở cũng như đất canh tác: “Số nhân đinh cũng như số điền địa trong trấn này từ lâu nay chưa từng được kê khai phân loại ràng[11]

II - NHỮNG XỨ ĐẤT, TÊN ĐẤT, TÊN LÀNG...

Đi tìm xứ đất, tên gọi của bất kỳ vùng, miền, làng xóm nào của Hương Thủy xưa, ta đều gặp những cứ liệu ít ỏi và khó xác minh. Số liệu chỉ nói lên đôi điều khái quát về vùng đất, thiếu tính chất miêu tả cụ thể, chính xác. Theo Minh chí, khi nhà Minh thiết lập phủ Tân Bình, Thuận Hóa, thì phủ Thuận Hóa 79 xã, 1407 hộ và 3663 nhân khẩu. Phủ Thuận Hóa gồm 2 châu 11 huyện, trong đó, Hóa châu gồm 7 huyện: Trà Kệ, Lợi Bồng, Sa Lệnh, Tư Dưng, Bồ Đài, Bồ Lãng và Sĩ Vinh. Cả phủ Thuận Hóa được 72 khoảnh ruộng, thuế đóng lương 273 thạch, 2 đấu, 9 thăng 9 hộp. Thời Lê Thánh Tông, năm 1469, nhà vua định lại xứ Thuận Hóa gồm 2 phủ, 7 huyện, 4 châu[12].

Năm 1773, 9 huyện châu trong xứ Thuận Hóa, có 862 , thôn, phường; nhân số tổng cộng là 128857 người. Song tổng số ruộng đất thực canh chỉ có 158181 mẫu. Thời Quý Đôn phụ trách việc “vỗ về biên cương”, ông cho biết “Các bộ tịch về thuế khóa đều bị mối mọt ăn hết, nay không biết khảo cứu vào đâu nữa.

Tính ra, từ năm 1669 đến năm 1770, sau 102 năm, các giấy tờ bộ tịch đã bị mối mọt phá hủy rách nát. Đến tháng 3 năm 1770, họ Nguyễn mới có chỉ dụ cho các quan ở huyện biên soạn về ruộng đất các ruộng khoảnh các họ. Những ghi chép về các huyện quan hệ với Hương Thủy sau này, cho biết những dữ liệu sau:

- Huyện Hương Trà gồm 10 tổng, 222 , thôn, phường và tộc bức, quy làm 8 tập.

- Huyện Phú Vang gồm 6 tổng, 137 , thôn, phường và tộc bức, quy làm 15 tập. [13]

Tộc bức là các miếng đất, vùng đất canh tác của từng họ tộc, ý nghĩa riêng biệt như những đơn vị đứng bên cạnh xã, thôn, phường... Các tộc bức về sau sẽ là những xứ đất cấy cày quen thuộc có thể được lưu truyền theo kinh nghiệm canh tác và theo huyết thống. Chậm lắm thì từ thế kỷ XVI các tộc bức đã ra đời và tồn tại cho hết thời phong kiến. Nó chỉ là đất thổ canh, song vì có quan hệ đến người canh tác cụ thể mà nó trở thành những đơn vị nhỏ (có lẽ nhỏ hơn thôn, xã), được tính đến, kể đến bên cạnh các đơn vị hành chính.

Ô châu cận lục Phủ biên tạp lục là những sách đã ghi đến tên một số huyện, tổng, xã của Thuận Hóa. Trong số 60 xã của huyện Kim Trà và 67 xã của huyện Tư Vinh được ghi trong châu cận lục năm 1553, có những tên xã sau đây đáng chú ý, vì khi thành lập huyện Hương Thủy năm 1835, một số đã được cắt sang: Ba Lăng, Kế Chủng, Thủy Hấn (Thủy Bạn?), Nguyệt Biều, Kim Ngọc, Dương Hòa, Vĩ Dạ, Kế Môn, Bổn Phổ, Hóa, Vũ Thuật (Vũ Vệ?), Thanh Lam, Mộc Hãn, Lê, Lê , Đông Hồ, Văn Sát, Lương Văn, Phù Bài, Dương Xuân, Đường Bi, Chiết Bi, An Lưu, Phấn Vũ, Công Minh (Công Lương?), Vân Thê, Ôn Tuyền, Lang Xá, Nâng Hà...

Khảo sát tên xứ đất xưa của huyện Hương Thủy, người ta dễ nhận ra tính chất địa lý cụ thể và nhỏ hẹp của xứ đất. Một người, một tộc (khi mới đến cũng chỉ có vài người) đến vùng đất nào trong buổi đầu, thường gọi tên vùng đất để ghi nhớ nơi canh tác. Khi vùng đất đã trở thành sở hữu và họ có ý thức về sở hữu, họ lại càng hay gọi tên, nhắc nhở, lưu truyền tên xứ đất. Do mục đích thừa kế, gìn giữ bảo trì phần mồ hôi nước mắt khẩn canh, người tạo ra xứ đất không thể nào không lưu truyền tên đất cho con cháu mình. Chính vậy mà cái tên xứ đất nhiều lúc lại ràng và phong phú hơn cái tên hành chính. Tên xứ đất dù nhỏ vẫn mang đầy kỷ niệm khẩn canh. Cái tên ấy thể là cách định nghĩa, định danh cho thửa đất, hoặc nhắc nhở lại những người trước đây đã từng và từng cày cấy ở đất ấy: xứ Ông..., xứ ..., xứ Mụ, xứ Cha..., xứ Nường... Có khi tùy theo vị trí tọa lạc, tính chất xứ đất gọi tên là xứ Cồn..., xứ Bàu..., xứ Lùm..., xứ Chùa... nếu đất tiếp giáp, gần kề sông, , đồi, suối, núi non tên gì thì cũng có thể được gọi theo tên sông, , đồi suối ấy: xứ gò, xứ đôộng..., xứ lâm lộc..., xứ kênh..., xứ hạ kênh..., xứ thượng kênh... Cách gọi tên vì thế mà phong phú và phức tạp thêm. Song sông núi, gò đồi cũng là cái giới hạn, do đó sự phong phú, phức tạp này lại gặp nhau một số nơi. Khi dân nhập cư sinh tụ đã lâu, người đã đông, làng xã đã phát triển, có những tộc họ danh tiếng phía trước, vùng đất đã đình chùa miếu vũ, chợ búa; thì người dân lại theo đó mà gọi tên xứ đất: xứ tộc., xứ chùa..., xứ chợ..., xứ đình... Và cách gọi tên ấy được duy trì, lưu giữ gần như giống nhau ở suốt dải đất miền Trung, tính từ Thanh Nghệ đến Quảng Ngãi chứ không riêng vùng đất nào. Vì thế, sẽ rất trùng lặp nếu ta liệt kê tên xứ đất của một huyện.

Những xứ đất ấy là những miếng đất, khoảnh ruộng, cánh đồng không rộng lắm và chúng mang những tính chất địa , địa chất cụ thể. Chúng chỉ có từ mươi thước, vài sào hoặc lên đến mươi mẫu, chỉ được biết trong phạm vi dân làng hoặc một số làng lân cận. Chúng tồn tại trong trí nhớ dân làng; qua một số lần lập địa bạ trong lịch sử, chúng được ghi vào sổ, được xác định tọa độ và tồn tại như một đơn vị cụ thể, quen thuộc đối với từng thế hệ dân làng.

Trong những đổi thay tính lịch sử, ít khi thấy những xứ đất ấy biến thành làng và tên xứ đất được lấy làm tên làng. thể trong sâu thẳm quá khứ, những xứ đất mà cái tên rất khó cắt nghĩa bị mất dần đi, không tồn tại cả trong trí nhớ, cũng như trong văn bản, chữ viết. Đó là lúc những tên mới ra đời. Chẳng hạn trước đó, xứ đất ấy đã có tên nhưng sau đó biến thành đất nghĩa địa, hoặc đất chùa, thì xứ đất ấy dễ mang tên là xứ mộ địa, xứ tam bảo. Cái tên trước dần dần bị quên đi.

Từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến năm 1811, triều Gia Long đã có nhiều thời có địa bạ ra đời, song số địa bạ còn lại đến nay cũng thật ít ỏi, hiếm hoi, nên tên những xứ đất từ thời xa xưa của huyện đã bị mất mát nhiều. Số tên được khôi phục trong địa bạ từ thời Gia Long trở đi chắc không nhiều lắm. Mà có thể từ đây đã có những tên xứ đất mới do quá trình canh tác tạo ra. điều, do hệ tên Nôm chiếm một tỷ lệ lớn trong tên xứ đất, khiến người sau có thể cho rằng những tên ấy là rất cổ xưa. Chúng gắn với lịch sử, con người của vùng đất đưa ra những gợi ý sâu xa về những điều ấy.

Để biết một vùng dân của huyện trong phạm vi diện tích gần mười cây số vuông, không gì bằng lưu ý đến khối lượng lớn tên các xứ đất: xứ Cây Sanh, xứ Ông Lạng, xứ Cồn Dùng, xứ Ông Mưa, xứ Ông Trong, xứ Khe Chứa, xứ Ông Táy, xứ Mu Du, xứ Cây Na, xứ Ông Cờ, xứ Ông Bái, xứ Bàu Sê, xứ Trung Kiều, xứ Bàu Trai, xứ Cửa Dương, xứ Cồn Hồi, xứ Bàu Đưng, xứ Nạp Nưa, xứ Cồn Sim, xứ Lùng Khoay, xứ Ngã Ba Lùm Lúi, xứ Trường Thọ, xứ Động Đình, xứ Cát Bú, xứ Sư Lỗ, xứ Trằm Sỉ, xứ Trầm Lỡ Dở, xứ Ông Bông, xứ Ông Tự, xứ Bàu Chùa, xứ Lòi Chùa, xứ Bàu Quánh, xứ Bàu Năn, xứ Ông Cày, xứ Bến Lội, xứ Ngã Ba Lòi Lậm, xứ mộ địa Ông Cống, xứ Khe Chùa, xứ Ông Bảng, xứ gò trung Bàu Sen, xứ Nhà Đương, xứ Ông Hề, xứ Bàu Tròn, xứ Đá Bạc, xứ thượng Bàu Sen, xứ Hốc Háp, xứ Đạc Lỗ, xứ Ông Cáp, xứ Lùng Miếu, xứ Đông Biên Cửa Cháng, xứ Hốc Ông Chỉ, xứ Cồn Mộng, xứ Điền Điển, xứ Cồn Sim Thợ Bạc,...

Những tên xứ đất ấy nay chỉ còn nằm trong văn bản tản mác trong trí nhớ của các vị lão nông. Một vài cái tên cũng đã sai chạy do cách phát âm, giọng tiếng của người địa phương, nên thực khó sự thống nhất hoàn toàn giữa văn bản và cách gọi. Thời gian miên viễn trôi qua, thì sự cách biệt càng trở nên rõ ràng. Và thế, việc giải thích tên một xứ đất, một làng càng trở nên khó hơn.

Nguồn: Địa chí Hương Thủy. Nxb Thuận Hóa năm 1999 Trang 349 - 361



[1]. Điều này, dựa trên cơ sở tư liệu điền dã của người viết. Tình hình ấy cho thấy những gia phả trong các thế kỷ XIII, XIV, XV đã mất mát gần hết.

[2]. Dương Văn An, Ô châu cận lục, bản dịch của Bùi Lương, Văn hóa Á châu xuất bản, Sài Gòn, 1961, tr. 44 - 45.

[3]. Tham khảo một trích bản Lam Sơn thực lục được giữ ở Huế. Tư liệu điền dã của người viết.

[4]. Tham khảo: Trần Đại Vinh, Tín ngưỡng dân gian Huế, Nxb Thuận Hóa, 1995, tr. 28 - 29.  Ô châu cận lục ghi lại danh mục làng xã của huyện Kim Trà, Đan Điền, Tư Vinh của châu Hóa cũ gồm 180 làng. Trong đó, có những tên làng còn tồn tại ở huyện Hương Thủy bây giờ.

[5]. Tư liệu thuộc di sản Hán Nôm tộc Lê xã Thủy Phù.

[6]. Phan Khoang. Việt sử xứ Đàng Trong, tr. 163.

[7]. Những trường hợp “biệt cư”, hoặc di dời của người trong thân tộc đến làng xã khác

[8]. Sđd, tr. 200

[9]. Minh mệnh chính yếu, tập 2, Nxb Thuận Hóa, 1994, tr. 75

[10]. Phủ biên tạp lục, Sđd, tập 1, tr. 15, 17, 247, 248

[11]. Phủ biên tạp lục, Sđd, tập 1, tr. 15, 17, 247, 248

[12]. Phủ biên tạp lục, Sđd, tập 1, tr. 15, 17, 247, 248

[13]. Phủ biên tạp lục, Sđd, tập 1, tr. 15, 17, 247, 248

/*** js CHAN TRANG ***/