Nếu triết học biểu đạt tư tưởng bằng một hệ thống lý luận, bằng các khái niệm, phạm trù mang tính khái quát và trừu tượng khoa học rất cao thì triết lý lại thiên về tổng kết, đúc rút từ những kinh nghiệm sống trực tiếp, những sự trải nghiệm của con người trong đời sống cá nhân và xã hội thành các kết luận, các châm ngôn, có ý nghĩa đạo đức, lối sống, lẽ sống.
Hồ Chí Minh với vốn
sống và kinh nghiệm vô
cùng phong phú trong trường đời hoạt
động cách
mạng, trong tiếp
xúc với mọi người thuộc mọi giai tầng, mọi
tầng lớp,
mọi đối tượng không chỉ với đồng bào mình và nước mình mà còn
đối với
các dân tộc khác, các nước khác nên triết lý Hồ Chí Minh phong phú, sâu sắc và tinh
tế.
Có thể nói, triết lý là một hình
thức độc đáo và nổi bật trong sự
biểu
đạt tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội đều được Người chú
trọng như nhau,
ngang nhau,
không xem
nhẹ một lĩnh vực
nào, hơn
nữa triết
lý của Người thấm vào các
lĩnh vực
đó, được lý luận
hóa, thành tư tưởng triết học, đặc biệt là triết học nhân sinh. Trong hoạt động và trong ứng xử của con
người, Hồ Chí
Minh chú trọng tới các quan hệ, các
lớp quan
hệ - với tự mình, với người, với việc, với đoàn thể. Thông qua các mối quan hệ đó, Người chú trọng tới triết lý của nó và về nó.
Cách mạng là vấn
đề lớn lao, hệ trọng, được các nhà
tư tưởng lý luận xác lập thành
học
thuyết. Vậy mà Hồ Chí Minh
đề
cập tới tư tưởng cách mạng một
cách dung dị, giản dị hóa nó thành
ra triết lý. Người nói cách mạng là phá cái cũ lạc hậu,
lỗi thời, đổi ra cái mới tốt tươi, tiến bộ. Quan niệm hay định nghĩa ấy mang tính triết lý. Người
còn nói, muốn cách
mạng trong xã hội, trước hết phải cách mạng chính bản thân mình đã. Đó là một triết lý.
Ngày nay, Đảng khởi
xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, việc vận dụng triết lý của Người trở nên cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với hiện tại mà còn đối với sự phát
triển
trong tương lai.
- Trong
Di chúc, Người căn dặn chúng ta,
xây dựng đất nước sau chiến tranh
có nhiều việc phải làm, phải có chương trình kế hoạch thật cụ thể,
chu đáo, phải chủ động tránh rơi vào bị động, thiếu sót, sai lầm. Người nhấn mạnh, trước hết
nói về Đảng, trong Đảng phải giữ
gìn sự đoàn kết thống nhất như giữ
gìn
con ngươi của
mắt mình. Công việc đầu tiên là công việc với con người. Người quan tâm tới cuộc sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, tới các tầng lớp, các đối
tượng các thế hệ, không sót một ai. Những trích dẫn vừa
nêu trên trong Di chúc là triết lý của Người. Tình thương yêu của Người với dân, với Đảng càng thể
hiện triết
lý của
Người là một triết lý nhân sinh và
hành động. Đó là triết lý sống vì dân.
... Người
hình dung những công việc phải làm, tức là thực hiện đổi mới toàn diện các lĩnh vực như chúng ta nói hiện nay, đó thực sự là
một cuộc chiến
đấu khổng lồ giữa những cái mới mẻ, tốt tươi, tiến
bộ với những cái
cũ kỹ, lỗi
thời, lạc hậu, những cái
xấu xa, hư hỏng. Phải động viên sức dân, tập hợp lực
lượng nhân dân, tổ chức các phong trào của dân để thực
hiện. Đó là sự nghiệp của toàn dân. Cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu để dân noi theo.
Theo đó, Đảng phải tự đổi mới chính mình để thúc đẩy đồi mới xã hội. Đó là điều cần thiết, thiết thực
nhất tỏ rõ Đảng vận dụng thực hành
triết lý Hồ Chí Minh.
Người cũng ý thức
sâu
sắc rằng theo đuổi một cái mới tiến
bộ và
từ bỏ một
cái cũ lạc hậu, đó là
cả một cuộc
đấu tranh phức tạp, nhất là trong tâm lý, ý thức con người, bởi nó đụng chạm tới nhận thức và thói quen.
Người đã từng nói:
“Thói
quen rất khó đổi.
Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho
là thường”[1].
Do đó: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch
to; nó ngấm ngầm
ngăn trở cách mạng tiến bộ.
Chúng ta lại; thể trấn áp nó, mà
phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất
lâu dài”[2].
“Chúng ta phải thay
đổi triệt để những nếp sống,
thói ý nghĩ và thành kiến có gốc
rễ sâu xa hàng ngàn năm”[3].
Đối với Việt
Nam, con đường giải
phóng để phát triển, đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Đi tới
đích trên con
đường đó, Người nhận rõ:
“... tiến lên chủ nghĩa xã hội,
không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công
tác tổ chức và giáo dục”[4].
Như vậy, triết lý
Hồ
Chí Minh, triết
lý nhân sinh và hành
động vì dân, thực
chất là một triết lý phát triển. Giải phóng để thực hiện phát triển mà phát triển vì cuộc
sống ngày càng
tốt đẹp hơn, vì mỗi một người dân của dân tộc Việt
Nam, cũng vì tất cả mọi người trên trái đất, vì nhân loại.
Như đã nói, chữ DÂN là điểm quy tụ tất cả mọi suy tư, mọi
hành động trong sự nghiệp Hồ Chí Minh, là tất cả trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong ngôn ngữ Hồ Chí
Minh, trong bảng từ vựng của Người, chữ DÂN được sử dụng nhiều nhất, có tần số lớn nhất. Người nhắc tới đạo làm người, Người tìm thấy Đường
cách mạng cũng là để vạch
ra chương trình hành động vì dân.
Bởi thế, Người dành trọn
cuộc đời và sự nghiệp
để
thực hành triết
lý thân dân
và chính
tâm, vừa noi theo đạo thánh hiến,
vừa nâng cao lên, vươn tới tầm thời
đại và hiện đại, đem vào triết lý truyền
thống đó một trình độ phát triển mới thành ra một chất lượng nhảy vọt mới - triết
lý dân chủ và đạo đức
cách mạng, của Đảng cách mạng và mỗi người
cách mạng.
Triết lý nhân
sinh và hành động của Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - một chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Người cộng sản Hồ Chí Minh đồng thời là nhà
nhân văn chủ nghĩa trên lập trường cách mạng cộng sản, thể hiện sâu sắc tinh
thần dân tộc, truyền thống và bản
sắc văn hóa dân tộc, nhuần nhuyễn
giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc với nhân loại.
Trong triết lý
Hồ
Chí Minh, Người không chỉ nhấn mạnh
chữ
dân mà Người còn chú trọng chữ nhân,
đặc biệt đề cao tư tưởng “nhân hòa”, coi nhân hòa là gốc, là quan trọng nhất, quyết
định nhất, trong mối
liên hệ khăng khít với “thiên thời”
và “địa
lợi”, hợp thành một chỉnh thể: thiên
thời, địa lợi, nhân hòa.
Hồ Chí Minh khi
đề
cập tới “nhân” và “dân”, Người thấy
ở đó cả đạo đức, đó
là nhân nghĩa và nhân ái, là khoan hòa, độ lượng, là tình yêu và tình thương là điều
thiện, sự lương thiện, nhân tính
-
cả tính người
(tính cách) và tình
người (đã là người thì dù xấu, tốt, văn minh hay dã man, xét ra đều
có tình). Chiều sâu nhân bản, nhân
đạo và nhân văn ấy không phải
ở đời ai cũng nhìn thấy
và nhận ra. Hồ Chí Minh - con
người rất mực nhân tình, đã thấy rất sâu để nhận ra rất rõ cái bản chất ấy của con người. Đó là phẩm chất của bậc minh triết ở nhà hiền triết,
cốt
cách
Á Đông và bản sắc Việt
Nam.
Triết lý Hồ Chí
Minh nổi
bật tính chất và nội
dung đạo đức bởi Người không chỉ nhấn mạnh
“nhân” với tư cách con người mà còn là đạo đức, là con người đạo đức, là đạo
nhân - đạo làm người,
trong đó có đạo làm
tướng. Người xác định bảng giá trị
đạo đức: nhân - trí - dũng - liêm
- trung với nội dung chuẩn
mực
của đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Trong triết lý ấy, ngoài
chữ
nhân còn có chữ
dân, được tiếp
cận từ lợi ích và quyền lực, từ vai trò và địa vị của dân trong tư cách
chủ thể. Dân là gốc, gốc của nước, gốc của chế độ, của giang sơn, xã tắc, của quốc gia - dân tộc, của thế giới nhân loại. Sức mạnh sâu xa, bản chất của dân là sức mạnh của người chủ và làm chủ, là tự do chứ không cam chịu làm nô lệ. Bởi thế, trong triết lý Hồ Chí
Minh, dân chủ, làm chủ là điều hệ trọng cao cả, là động lực của phát triển, tiến bộ, là bảo đảm cho sự bền
vững không chỉ đối
với chính thể, với
chủ thể cầm quyền mà còn đối với dân tộc, rộng ra với cả thế giới
nhân loại. Sự nối liền
không thể tách rời giữa nhân và dân cũng là thể thống nhất hữu cơ giữa con người cá thể
với cộng đồng xã hội, giữa đạo đức và chính trị, giữa kinh tế với chính trị, với văn hóa, trong đó có cốt lõi đạo đức.
Bởi thế, Hồ Chí
Minh không chỉ
nói nhân dân mà còn
nói quần chúng, đồng bào, nói dân
tộc mà cũng nói nhân loại.
Trên phương diện
con người và nhân cách, Hồ Chí Minh
coi
đức là gốc. Đức ấy chính là lòng nhân, sự nhân từ bác ái, độ lượng, vị tha. Trên phương diện chính trị, Hồ Chí Minh coi dân và địa vị làm chủ
của
dân là cao nhất, quý nhất và sức
mạnh đoàn kết
của dân là sức mạnh to lớn, quyết định nhất: “Trong
bầu
trời không gì quý bằng nhân dân.
Trong thế giới không gì mạnh
bằng lực
lượng đoàn
kết của nhân dân...”[5]
“Bao nhiêu lợi
ích
đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn
đều của dân...
quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”[6]
Một nền chính
trị dân chủ, biết
tôn trọng, đề cao địa vị, vai
trò
của dân, biết
thực hiện lợi
ích vì dân, biết
bảo vệ quyền làm chủ
của dân thì luật pháp của
Nhà nước phải thể hiện được ý chí
của dân, đáp
ứng lợi ích
và nguyện vọng của dân, do đó phải
trọng dân và trọng pháp. Một nền chính trị như thế là chính trị dân chủ, nhân nghĩa, đạo đức.
Thuận theo
lòng dân, không làm trái
ý dân, đó là đòi
hỏi đạo đức của chính trị, đối với việc cầm quyền.
Thấu hiểu
điều đó, Hồ Chí
Minh và triết
lý Hồ Chí Minh chủ trương đưa đoàn
kết
và thanh khiết vào những chuẩn mực
của chính trị. Có những bảo đảm đạo đức như thế cho chính trị
thì mới tránh được nguy cơ tha
hóa quyền
lực, mới làm cho
việc
chính sự và hoạt động
tham chính
thực hiện được triết lý nhân sinh và hành động vì dân. Đó là chỗ
sâu sắc và tinh tế trong tư tưởng cũng như trong triết
lý Hồ Chí Minh.
Để hình thành
và
thực hành triết lý ấy, Hồ Chí Minh
đã nghiền
ngẫm rất sâu từ những tinh hoa tư
tưởng, văn hóa trong di sản của nhiều
thời đại, từ nhiều ngọn nguồn cũng như tổng kết từ thực tiễn đời sống xã hội, từ những trải nghiệm của
chính mình. Triết
lý Hồ Chí Minh có sự kế thừa, chọn
lọc
từ những điểm
tinh túy, những chỉ dẫn sâu sắc
của Phật giáo, của Kinh dịch, của tư tưởng phương Đông nói chung cũng như
của văn hóa phương Tây...
thông qua năng lực sáng tạo,
bản lĩnh
văn hóa của Người.
Theo Hồ Chí Minh,
“Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ
cứu
nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi
khổ nạn, Người phải hy sinh tranh
đấu,
diệt lũ ác ma”[7]. Thấy rõ đạo đức cao cả của Phật giáo, lý tưởng xã hội thấm sâu chất nhân văn vì con nhân
lễ Phật đản, Người nói với đồng bào,
trong đó có các phật tử rằng, “tôn chỉ, mục
đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc
đời
thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”[8]. Điều ấy cũng
giống, cũng phù hợp
với mục đích
của cách mạng. Các bậc
chân tu - những
đại đức, hòa
thượng cũng như
các linh mục trong đạo Thiên Chúa
dốc
lòng chăm sóc phần hồn cho các giáo
dân, những
người cách mạng làm cách mạng để giải phóng cho dân ra khỏi ách áp bức thống trị của
đế quốc thực dân, lo giành lấy độc lập để dân có tự do, lo phát triển sản xuất, kinh tế để dân được sống no ấm, yên vui, hạnh phúc. Phần xác có no đủ thì phần hồn mới thong dong được. Đức
tin tôn giáo và đạo đức tôn giáo
mang
giá trị và ý nghĩa
văn hóa. Bởi
vậy đạo pháp đồng
hành cùng dân
tộc, trong đấu
tranh cách mạng và hành trình tới chủ nghĩa xã hội. Đẹp đời tốt đạo là một sự hài hòa, hữu ích cho phát triển.
Trong Thư gửi Hội nghị đại biểu Hội Phật giáo thống nhất Việt
Nam (năm 1964), Hồ Chí Minh viết: Đồng bào Phật giáo cả nước, từ Bắc đến Nam, đều cố gắng thực hiện lời Phật dạy là: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”, đem lại lợi ích cho mọi nhà, quên
mình, vì người khác[9]. Tôn trọng tự do tín ngưỡng của
dân, Người khéo léo gắn bó đạo với
đời, đời với đạo, tất cả vì quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc của mỗi người dân. Người nói rõ: “Phật
pháp không xa rời thế gian, mọi người hãy tham gia cứu đói, diệt dốt”[10]. Người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo
đều là công dân của nước Việt
Nam, đều tham gia kháng chiến kiến
quốc,
đều thi đua
yêu nước, theo lời
kêu gọi toàn dân tham gia phong trào “Thi đua ái quốc”, thực hành “Ba chủ nghĩa”: dân
tộc độc
lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc.
Hồ Chí Minh am hiểu
thấu đáo những tinh hoa tư tưởng
phương Đông, đặc
biệt là tư tưởng Trung Hoa cổ đại
mà điển
hình là Nho giáo.
Trong Nho giáo, thời Xuân Thu chiến quốc, Quản Trọng đã từng nêu “dĩ nhân vi bản” - lấy dân làm gốc Khổng Tử đề cao “nhân giả ái nhân” - yêu người. Mặc Tử đưa ra thuyết kiêm ái.
Mạnh Tử cũng nói,
dân vi quý - lấy dân làm
quý. Dương Chu quan niệm con người có bản tính giống trời đất, có đức tính của ngũ hành, là loại tối
linh trong
vũ trụ, vạn
vật, con
người có sức
mạnh của loại tối
linh ấy, “Thân ta không phải là của ta nhưng đã có chúng rồi thì không thể diệt được”.
Trong một phép so sánh, Tuân Tử đã từng triết lý rằng nước và lửa có khí nhưng vô sinh. Có cây có sinh (sinh mệnh) nhưng vô trị. Cầm thú có trí nhưng vô lễ nghĩa. Con người có khí, có trí lại có lễ nghĩa, do vậy là giống quý nhất trong thiên hạ.
Bởi vậy, trong
đạo trị
nước phải chú trọng tới
dân: “Dân
khả
cận, bất khả hạ, Dân vi bang
bản, bản cổ bang minh”, nghĩa là,
dân có thể gần, không thể
coi thường. Dân
là gốc nước, gốc
có
vững thì
nước mới yên, chế
độ mới bền vững.
Trong Kinh
thi có một đúc kết:
“Quốc dĩ dân vi bản”
- nước lấy dân làm
gốc.
Hồ Chí Minh, như
đã nói,
Người từ những
quan niệm đó của cổ nhân để đi đến một kết luận khoa học, tiếp thu vốn cổ nhưng tư tưởng là cách mạng và hiện đại: “Trong bầu trời không
gì quý bằng nhân dân. Trong
thế giới không gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân”[11]. Kế thừa để phát triển triết lý “thân dân” ở Hồ Chí Minh là như vậy. Đặc biệt là chữ “nhân”. Có thể so sánh hệ thống hóa của Khổng Tử và khái quát hóa của Hồ Chí Minh.
Theo Khổng Tử, chữ “nhân” có nghĩa rất rộng, đó là: yêu người, yêu rộng rãi, lợi
ích chính nghĩa hơn lợi ích
cá nhân, yêu
người như yêu mình, mong muốn giúp người khác, coi
trọng sức
dân, bớt tiêu dùng để yêu thương
người, nhưng quân tử
cai trị, giáo hóa tiểu nhân, quân tử có trí thì
lao tâm, tiểu
nhân phải làm lụng, lao lực để nuôi quân tử. Sai khiến dân chúng đúng thời vụ,
đó là cách
trị người, quản việc. Lại lo làm giàu cho dân, sau đó giáo dục dân. Thương yêu người già, bệnh
tật, nghèo
khổ. Đối xử với người phải Cung -
Khoan - Tín - Mẫn -
Huệ...[12]
Trong học
thuyết về “nhân” nói trên, Khổng
Tử đã thể
hiện một cái nhìn điển hình của giai
cấp quý tộc thống trị, từ trên nhìn xuống, con người (nhân và dân) hoàn toàn ở vị thế bị động, thụ động. Ý thức hệ phong kiến chịu ảnh hưởng từ đó mũ nên quan niệm dân chủ
là chủ của dân. Dù
yêu nước và thương dân nhưng nước là của vua mà dân chỉ là thần dân chịu ơn mưa móc của bệ hạ. Hồ Chí Minh, trong triết
lý về nhân, về dân và dân chủ, đã
chỉ lưu giữ lại cái hình thức, dùng hình thức ấy để biểu đạt một nội dung mới, mang một hàm lượng tư tưởng
mới
về chất. Bằng
cách đó, Hồ
Chí Minh đã cách mạng hóa cả nhận thức lẫn hành động xung quanh chữ nhân, chữ
dân và xác lập một quan niệm mácxít
về dân chủ nhưng hoàn toàn là cốt
cách
Hồ Chí Minh, phong cách và bản lĩnh
Hồ Chí Minh.
Người nhấn mạnh,
nhân nghĩa là nhân dân. “Chúng ta phải quý trọng con người, nhất là công nhân vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội”[13]. Người còn nói: “Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta”[14].
Trên lập trường giai
cấp công nhân, khẳng định đó là giai cấp tiên tiến và cách mạng, thấm nhuần nguyên lý duy vật lịch sử trong triết học C.Mác
và chủ nghĩa Mác,
coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng nhân dân làm nên lịch sử và quyết định lịch sử, Hồ Chí Minh nêu lên triết lý tin dân, quý trọng dân và thương yêu
nhân dân. Trong
sự nghiệp đấu tranh cách
mạng để giải
phóng cho
dân cũng như trong
xây dựng kiến
thiết chế độ mới
phải luôn luôn chăm
lo phát
triển sức dân, bồi
dưỡng sức
dân và tiết
kiệm sức dân. Trong
quản lý xã hội
và trong thực
hành lối sống đạo đức, văn minh, phải coi tiết kiệm là quốc sách. Người từng căn dặn cán bộ, đảng viên,
những đày tớ, công bộc của dân, đức tính tiết kiệm và thương dân, mỗi đồng tiền bát gạo mà chúng ta tiêu dùng đều
từ mồ hôi, nước mắt của dân làm ra.
Thương dân thì phải tiết kiệm. Lãng phí là không thương dân. Tham ô là ăn cắp của dân, là có tội với dân, là kẻ thù của dân. Người chú trọng tình thương,
sự cảm thông chia sẻ trước
những nỗi khổ đau của con người, của dân chúng. Từ những nỗi
đau của
con người trong Phật giáo, trong
Kinh thư,
Hồ Chí
Minh mang nỗi đau lớn của mọi người,
mọi nỗi khổ riêng, mỗi gia đình cũng
có nỗi đau riêng, cộng tất cả nhà,
nỗi đau có tính nhân loại. Người nói: Mỗi người cũng có những nỗi đau ấy là nỗi đau khổ của tôi.
Nếu Mạnh Tử
coi bốn đức Nhân - Nghĩa
- Lễ - Trí đều do
Tâm (Tín) mà ra
thì Khổng Tử coi Tín là mỹ đức.
Do đó, dân tin
là điều quan trọng nhất trong chính trị. “Bỏ lương thực từ
xưa đến
nay mọi người đều chết nhưng dân
không tin thì không thể đứng được” (Luận ngữ - Nhan Uyên).
Đây cũng là điều
cốt yếu trong đạo trị nước.
600 năm trước, Nguyễn Trãi đã từng nhận định, việc
nhân nghĩa
cốt ở yên dân, chở thuyền là dân
mà lật thuyền cũng là dân. Quy luật của muôn đời là ở chỗ,
có dân thì có tất cả, mất dân thì mất tất cả.
Trong lịch sử
hiện đại và đương đại, quy luật về sức dân lại càng sáng tỏ.
Sự biến Liên Xô và Đông Âu cuối
thế kỷ XX vừa
qua, xét ra chỉ vì đảng cầm quyền
đã tự đánh mất lòng tin của dân
chúng. Sai lầm đó khi xảy ra
là không thể cứu vãn.[15]
Trong triết
lý Hồ Chí Minh, đây là điều
đặc biệt
nổi bật. Người
thường xuyên bận tâm, đau đáu nỗi
lo
trước tình trạng quan liêu, lãng phí, tham ô. Người vạch
rõ, căn nguyên sâu xa của bệnh ấy là do xa dân, không tin dân, không thương dân. Phải
thực hành hai
chữ “dân chủ”, chống lại thói hư tật
xấu
chủ” và “lên mặt quan
cách mạng” để chữa
trị căn bệnh “quan phải nguy hiểm đó. Người đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên,
công chức gần dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, tin dân.
Đề cao đạo đức cách mạng
cần, kiệm, liêm, chính, thiếu một đức thì không thành người, Người thực hành sự nêu gương làm điều lợi cho dân, việc khó mấy cũng phải làm cho bằng được, tránh điều
hại tới dân, dù chỉ một cái hại nhỏ. Có
được dân tin, dân phục, dân yêu, dân ủng hộ, dân giúp đỡ, dân bảo vệ thì sự nghiệp cách mạng mới thành công. Sự nghiệp ấy cũng chỉ vì
dân. Đảng và Chính phủ tồn
tại cũng chỉ để chăm lo lợi
ích, mưu cầu hạnh phúc cho dân.
Đó là
điều căn bản nhất trong triết
lý nhân sinh và hành động của Hồ Chí Minh. Đó là triết lý "thân dân" và "chính tâm". Ở đời thì phải thân dân, làm người thì phải chính
tâm. Tiếp
thu và nâng cao
triết lý ấy của người xưa,
Hồ Chí Minh đẩy tới triết lý dân chủ và đạo đức
cách mạng.
Quan niệm của
Người
về vấn đề này như thế nào? Người
đã kế
thừa và phát huy vốn cổ. Trong
Kinh dịch có đoạn viết: Lập nên đạo của người thì
có nhân và nghĩa.
Đạo đức học
của Hồ Chí Minh được xây dựng trên
bốn chuẩn mực giá trị, đó
là
bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính để đạt tới chí công, vô tư là nguyên tắc trong ứng xử,
trong hoạt động và hành động.
Đạo đức cách
mạng của Hồ Chí
Minh với những chuẩn mực
giá trị và nguyên tắc đó có kế thừa và phát triển các
tư tưởng nhân trị, chính
danh, tu thân, chính tâm, thân dân
và minh đức của Nho giáo trong một
hoàn cảnh mới, với một chất lượng
mới, phản ánh yêu cầu mới của thời
đại cách mạng.
Nho giáo coi
trọng minh đức, thân dân, chí thiện
của đạo làm người theo mẫu nhân cách của người quân tử.
Hồ Chí Minh mượn hình thức biểu đạt ấy để thể hiện nội dung đạo đức mới theo mẫu nhân cách của người cách Đó là đạo làm người của người cách mạng, của con người mới mà cũng là của mỗi người trong cộng đồng nhân dân theo lý tưởng cách mạng.
Hồ Chí Minh giải
thích rằng, “theo
ý riêng của tôi,
thì hạt nhân ấy có
thể tóm tắt trong
11 chữ: Đại học
chi đạo, tại minh
minh đức, tại thân dân. Nói tóm tắt
minh đức là chính tâm.
Thân dân là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”[16].
Đem vào tư tưởng
thân dân và chính tâm một
nội dung mới, với điểm tư tưởng mới,
Hồ
Chí Minh nói rõ: nghĩ cho cùng, vấn
đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức[17].
Người đồng thời đề cập
sự thực hành tư tưởng ấy ở bản thân
mình và khẳng định: lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi.[18]
Nét đặc sắc trong
triết lý thân dân và chính
tâm, triết
lý nhân sinh và hành động của
Hồ Chí Minh là ở chỗ, thân dân
của Hồ Chí
Minh không phải từ trên để đến
với dân, gần
dân nhưng dân vẫn chỉ là thần dân, thứ
dân, thảo dân như
các vua chúa thời phong kiến
- dù đó là những minh quân, vua
sáng tôi
hiền có lòng thương yêu
dân chúng; hoặc
như trong khuôn phép đạo Khổng,
chia thứ bậc quân tử bề trên
và tiểu nhân (tức là dân) ở bậc dưới. Người
vượt qua được ý thức hệ phong kiến
đẳng cấp ấy, Người cũng vượt
qua ý thức hệ tư sản mà đứng vững trên lập trường cách mạng với ý thức
hệ giai cấp công nhân, xác định rõ
dân là
chủ và
dân
làm chủ. Người đồng thời thực hành trong lối
sống hằng ngày triết lý dân chủ.
Dân là người chủ, là chủ thể
thì từ chủ tịch nước đến các nhân
viên, công chức, cán bộ trong bộ
máy chỉ là đày tớ, công bộc của dân Cái gì tốt cho dân, cái
gì lợi cho dân thì cái đó là chân
lý. Phục vụ dân tận tụy
và trung thành là phục tùng chân lý cao nhất. Làm đày tớ công bộc của dân là thực hành một lẽ sống cao thượng nhất. Do đó,
đến với dân, gần dân của Hồ Chí Minh
là
hòa vào dân chúng, sống trong lòng
dân, thấu hiểu và thấu
cảm
cuộc sống, nguyện vọng, tâm tình
của dân, học dân, hỏi
dân, kính trọng, lễ phép với dân, giúp đỡ dân, làm cho dân hiểu, dân tin về đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng
và Chính phủ, có như thế mới lãnh
đạo được dân. Lãnh đạo dân cũng là để
phục vụ dân, toàn tâm
toàn ý vào công việc, tận tâm
tận lực vì con người. Hồ Chí Minh đến với dân không có một khoảng cách
phân biệt nào, đúng như cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng nhận xét: “Hồ Chí Minh
cao mà
không xa... Với dân, Người thân thiết, chân thành, cởi mở, tự nhiên, dường như hóa
thân vào dân chúng, làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, có nhà ở, được học hành, được hưởng quyền tự do dân chủ mà họ xứng đáng được hưởng với tư cách người chủ.
. Chính tâm ở
Hồ
Chí Minh là cái
tâm chính
trực, động cơ trong sáng quên mình, nêu cao đức hy sinh vì dân, đề cao trách nhiệm trước dân, có lỗi thì thành thật xin lỗi
dân và quyết tâm sửa chữa, lại dựa vào dân để dân giúp đỡ, kiểm tra
việc sửa chữa đó sao cho có kết quả.
Người căn dặn cán bộ, đảng viên như
vậy, bản thân Người cũng làm như
vậy.
Đó là đạo đức cách
mạng.
Người nhấn mạnh: “Thực hành dân chủ để làm cho dân ai cùng
được hưởng
quyền dân chủ tự do”[19]. Có “phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”[20].
Muốn có dân chủ thực
chất thì phải đoàn kết
thực chất, tinh
thành đoàn kết. Có dân chủ và đoàn kết
mới tạo ra đồng thuận. Phải nghiêm trị những kẻ bất liêm để bảo vệ dân,
làm cho dân giác ngộ, dân hiểu
rõ đã có quyền làm chủ thì cũng phải
thực hiện nghĩa vụ người chủ.
Tình thương yêu
con người với đồng bào trong
dân tộc và đồng loại
trong thế giới nhân loại của Hồ Chí
Minh gắn liền với đức hy sinh, vị
tha, với sự tôn trọng giá trị con người, với niềm tin vào
sự chiến thắng của đạo đức,
chính nghĩa. Theo Hồ Chí
Minh, ở đời, con người là những
con
người đời
thường, không phải
thánh thần. Mỗi người đều có những
cái hay, cái tốt và những cái dở,
cái xấu. Phải làm sao cho cái hay, cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân,
cái dở, cái xấu thì
mất dần đi rồi tới chỗ mất
hẳn. Tình đồng loại và tính cộng đồng gắn kết con người lại với nhau, đối với con người phải có niềm tin và tình thương để thuyết
phục và cảm
hóa. Người nói, giống như bàn tay, có ngón dài ngón ngắn nhưng dài
ngắn cũng đều trên cùng một bàn tay.
Người xưa nói, nhân
vô thập toàn. Không ai là không
có khuyết điểm, nhược điểm
nhưng khuyết điểm, nhược điểm đều có thể sửa chữa được để trở nên
tốt đẹp hơn. Hồ Chí Minh cho rằng, đã sống đã làm việc thì đều
có khuyết điểm. Chỉ có hai loại người là chưa có hoặc không còn khuyết
điểm nữa. Đó là đứa trẻ chưa sinh, còn là cái
thai trong bụng mẹ và người đã chết,
đã nằm trong áo quan
Phải nhìn nhận con
người như thế để mà thế tất, bao dung trong xử thể, ứng xử độ lượng, khoan
hòa.
Người suốt đời
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
đó
là giặc nội
xâm, một thứ giặc
ở trong lòng
nhưng không bao
giờ xem nhẹ, phủ nhận cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân
không có nghĩa là giẫm
đạp lên cá nhân, giày xéo
cá nhân. Không có cá nhân thì không thành xã hội. Người nhận thức rất rõ rằng, ai cũng có nhu cầu riêng, cá tính, lợi ích, sở trường riêng. Nếu những cái đó không trái với xã hội thì không phải là xấu, không có gì phải chống
lại mà phải chăm sóc, vun trồng cho nó phát triển Người đề cao tự phê bình và phê bình nhưng căn dặn chúng
ta, phê bình công việc chứ không
được xúc phạm con người, bởi ai cũng là một cá nhân, một nhân cách. Phê bình phải có lý và có tình, thấu lý đạt tình, phải đúng và phải khéo. Đừng vì phê
bình mà làm tổn thương tới lòng tự
ái của
người ta. Trong tự ái, tự yêu lấy
mình có phẩm chất
của lòng tự trọng. Không tự trọng chính mình thì
không thể biết
tôn trọng người đối
thoại, người khác. Hiểu
tự ái như vậy để hiểu mình, hiểu
người, là cái chất nhân bản, nhân văn trong ứng xử với con người của Hồ Chí Minh.
Người chủ trương
biến
đại sự thành tiểu
sự, biến
tiểu sự thành
ra vô sự. Phải có độ lượng vĩ đại
thì mới có thể chí công
vô tư. Sông to, bể rộng thì
bao nhiêu
nước cũng chứa được, vì độ lượng
của nó rộng và sâu. Cái
chén nhỏ, cái
đĩa cạn thì chút nước cũng đầy
tràn vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ...
Chỉ sợ mình không có lòng
bao dung nhân
ái chứ không sợ người ta không theo
mình.
Trong hoạt động,
ta
nhớ rằng, có lần
người đi thăm trại tù binh, Người đã cởi cả áo khoác, cả khăn quàng cho những tù binh đang lên cơn sốt. Đó là chất nhân tình của
Hồ Chí Minh
Người đã từng nói, bọn đế quốc thực dân là một lũ ác quỷ, phải quét sạch nó đi. Song khi thấy những người
lính thực dân đó chết
trên chiến trường, Người cũng tỏ lòng ái ngại, ngậm ngùi, bởi nếu không có những dã tâm xâm lược thì họ không phải bỏ mạng sống ở miền đất xa lạ này. Họ cũng chỉ là nạn nhân mà thôi.
Đây là một trong
những câu nói cảm động
của
Người: “Tôi nghiêng mình trước anh
hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mạng. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than
ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu,
người Pháp hay người Việt
cũng đều
là người”[21].
Triết lý này của
Người
làm ta liên tưởng tới
trải nghiệm của đời người và của loài người “nước mắt nào cũng có vị mặn, máu nào cũng là máu đỏ”.
Người không bao
giờ
gọi một trận đánh chết nhiều người
là
một trận đánh đẹp. Đó chỉ
là đánh giỏi
mà thôi. Đổ máu chỉ
là bất đắc dĩ, không đổ máu, tránh đổ máu vẫn tốt
hơn. Phải từ đây mà hiểu lòng nhân
ái
cao cả trong triết lý nhân sinh
và hành động của
Hồ Chí Minh.
Thực hành triết
lý nhân sinh
và hành động, Hồ Chí
Minh tỏ rõ một trí tuệ sáng suốt và một đạo
đức cao cả, một lối sống cao thượng.
Tự hào về dân tộc mình, Người nhấn
mạnh, dân tộc ta là một dân tộc yêu hòa bình, trọng công lý và
luôn luôn có tinh thần nhân đạo.
Với bản thân Người,
suốt một đời thực hành lý luận trong thực tiễn, thực hành dân chủ, dân vận, đoàn kết và sâu xa, bao trùm tất
cả
là thực hành đạo đức cách mạng. Đó
là năm thực hành lớn trong cuộc đời của Người, tỏ rõ triết
lý nhân sinh và hành động của Người. Suốt cuộc đời làm cách mạng
Người là biểu tượng đẹp
đẽ về
sự thốn nhất giữa lời nói với việc
làm, nêu gương mẫu mực cho mọi thế
hệ người Việt
Nam chúng ta.
Người căn dặn tuổi
trẻ phải có ý chí lớn, hoài
bão lớn, làm việc lớn vì dân
vì nước. Tuổi trẻ phải tránh xa như tránh lửa những dục vọng, địa vị, tiền bạc, danh vọng, những cái đó nếu
không làm
chủ được rất dễ sinh ra hư hỏng.
Chính Người đã nêu gương thực
hành điều đó, phải ít lòng tham muốn vật chất, không hiếu danh, không kiêu ngạo. Xem thường danh vị, ngôi thứ, tiền bạc vì chúng là cội
nguồn sinh ra đố kỵ và hận thù.
Người tự bộc bạch
lòng mình với nhân dân, đồng bào
yêu quý của
Người: “Tôi
tuyệt nhiên không ham muốn công danh
phú quý chút nào...
Riêng phần tôi thì làm một cái nhà
nho nhỏ, nơi có non xanh,
nước biếc để câu cá, trồng
hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ
già hải
củi, em trẻ
chăn trâu, không dính
líu gì với vòng danh
lợi”[22].
Cả đời,
Người chỉ có một ham muốn, ham muốn
tột bậc là làm sao cho nước nhà được độc lập, đồng bào có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, được học hành, được hưởng tự do và hạnh phúc.
Di chúc là bản tổng kết lớn của cách mạng, trong
đó có cuộc đời và sự
nghiệp của Người mà Người đã tự nguyện dâng hiến, trọn vẹn cho dân, cho nước. Người
mong muốn khi ra đi được
nằm trong ĐẤT
MẸ, trên
mả (mộ) không cần bia đá tượng đồng, chỉ cần làm một ngôi nhà để ai đến thăm Người thì
có chỗ nghỉ ngơi.
Người căn dặn trồng cây
làm kỷ niệm,
chăm
sóc cây chu đáo, trồng
cây nào sống cây ấy, lâu ngày cây
tốt
thành rừng, vừa đẹp cho
phong cảnh vừa
lợi cho nông nghiệp.
Người còn dặn, thi
hài được
đốt đi, nói chữ là hỏa táng, khi có nhiều điện thì điện táng sẽ thành phổ biến, hợp vệ sinh
cho người sống, lại đỡ tốn đất ruộng. Người nghĩ tới
nông dân cần có đất mà trồng lúa. Người
còn dặn, tro thì
chia vào ba hộp sành, dành cho
mỗi miền
một hộp. Đến thân thể, thi hài mình Người cũng không nghĩ về mình nữa. Mang tâm Phật và triết lý Phật giáo “vô ngã vị tha”, Hồ Chí Minh là như vậy: Triết lý nhân sinh và hành động của Hồ Chí
Minh là triết
lý sống để dâng hiến
tất cả cho người, cho đời là như vậy.
PGS.TS Tô Huy Rứa, GS.TS. Hoàng Chí Bảo (đồng chủ biên): Nghiên cứu chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia Sự Thật, trang 423 - 442
[1]
Hồ Chí Minh toàn tập t.5, tr.125
[2]
Hồ Chí Minh toàn tập t.11, trang 605
[3]
Hồ Chí Minh toàn tập t.11, trang 605
[4]
Hồ Chí Minh toàn tập t.10, trang 392
[5] Hồ
Chí Minh toàn tập, t.10,
tr.453.
[6] Hồ
Chí Minh toàn tập, t.6, tr.323.
[7] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.228.
[8] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.10, tr.472.
[9] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.14, tr. 383,
[10] Bác
Hồ với Thủ đô Hà Nội, Nxb, Văn hóa thông tin. Hà Nội, 1990, tr.166.
[11] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.10, tr. 453.
[12] Nguyễn
Tài Thư: Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2005.
[13] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr.121.
[14] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.13, tr. 70.
[15] Egon
Krenz: “Đánh mất lòng tin của dân - Sai lầm không thể cứu vãn”, Báo điện tử
Vietnamnet ngày 26-9-2010
[16] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.10,
tr.377.
[17] Hồ
Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1990, tr.174.
[18] Dẫn
theo Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 231-232.
[19] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.39.
[20] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr. 376.
[21] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr. 510.
[22] Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr. 187.