Ngày 23/8/1967, Mỹ tiến hành ném bom thủ đô Hà Nội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phía
Mỹ tung vào trận một đội hình hùng hậu gồm tới 40 máy bay, trong đó có oanh tạc
cơ Thunderchief, F-105F chuyên “xử lý” các radar tên lửa SAM, và máy bay
Phantom hộ tống.
Tiêm
kích cơ MiG-21 của trung đoàn 921 chuẩn bị vào trận nghênh chiến với máy bay
Mỹ. Ảnh tư liệu của Việt Nam.
Tổ
lái của một chiếc F-4D, gồm Charles R. Tyler (phi công) và Ronald M. Sittner
(phụ trách hỏa lực), tỏ ra chủ quan. Họ không ngờ sẽ có máy bay MiG chặn đánh
họ vì đội hình MiG đã bị thiệt hạ nặng vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Tuy
nhiên Tyler được một phi công F-105D (Elmo Baker) thông báo qua vô tuyến điện
rằng anh ta đã bị một chiếc MiG-21 đánh trúng và sắp bung dù. Trong lúc Tyler quan
sát xung quanh xem có đối phương nào không thì một tiếng nổ lớn làm máy bay của
anh ta rung mạnh. Tyler sau đó mất điều khiển đối với máy bay và buộc phải nhảy
dù. Lơ lửng trên không cùng với dù, Tyler thấy chiếc F-4D của mình bốc cháy như
đuốc và rơi xuống rừng rậm. Tyler không thấy đồng đội Sittner nhảy dù – anh ta
đã chết tức thì do trúng tên lửa. Hai phi công Tyler và Baker đã bị quân “Bắc
Việt” bắt giữ ngay khi họ chạm đất.
Cả
hai đã bị bắn hạ bằng tên lửa R-3S Atoll phóng đi từ hai chiếc MiG-21PF của
trung đoàn tiêm kích 921 thuộc Quân chủng Không quân Nhân dân Việt Nam, do hai
phi công là Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn Văn Cốc điều khiển.
Thêm
hai chiếc F-4D khác bị hạ vào hôm đó, mà bên Việt Nam không mất một chiếc MiG
nào. Đây là một trong những ngày thành công nhất của không quân Việt Nam.
Trong
Chiến tranh Việt Nam, chỉ có hai phi công Mỹ đạt hạng Ace là Randy
"Duke" Cunningham (thuộc hải quân Mỹ) và Steve Ritchie (thuộc không
quân Mỹ) trong khi đó phía Việt Nam có tới 16 phi công đạt danh hiệu này.
Nguyễn
Văn Cốc là phi công đứng đầu trong các phi công Ace của Việt Nam. Anh tiêu diệt
được 9 máy bay của đối phương, trong đó có 2 chiếc phi cơ không người lái
(UAV). Trong 7 máy bay còn lại, phía Mỹ xác nhận 6 chiếc.
Thậm
chí nếu không tính 2 chiếc UAV thì với chiến công hạ 7 máy bay có người lái,
Nguyễn Văn Cốc vẫn xứng đáng là phi công hạng Ace số 1 của toàn cuộc Chiến
tranh Việt Nam. Bởi không có phi công Mỹ nào hạ được quá 5 máy bay của đối
phương.
Vì sao Việt Nam nhiều phi công
hạng Ace hơn hẳn Mỹ?
Một
nguyên nhân là số lượng đôi bên. Năm 1965 phía Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ
có 36 chiếc MiG-17 và một số lượng phi công tương tự. Con số này tăng lên thành
180 chiếc MiG và 72 phi công vào năm 1968.
72
phi công quả cảm này phải đương đầu với khoảng 200 chiếc F-4, khoảng 140 chiếc
Thunderchief, và ước chừng 100 chiếc F-8/A-4/F-4 của hải quân Mỹ xuất kích từ
hàng không mẫu hạm cùng rất nhiều máy bay hỗ trợ (gây nhiễu, cứu hộ…).
Trong
bối cảnh đó các phi công Việt Nam phải chiến đấu vất vả và bận rộn hơn rất
nhiều. Họ không có thời gian nghỉ luân phiên sau cứ mỗi 100 phi vụ. Trong khi
đó các phi công Mỹ được luân chuyển về nước để huấn luyện, bay thử hoặc tham
gia công tác chỉ huy. Có trường hợp được điều trở lại chiến trường Việt Nam
nhưng rất hiếm.
Còn chiến thuật thì sao?
Các
phi công Việt Nam nhận được sự dẫn đường tuyệt vời của kiểm soát mặt đất, giúp
họ chiếm lĩnh được vị trí phục kích tối ưu. Tiêm kích MiG thực hiện tấn công
nhanh và hiệu quả từ vài hướng. Thường thì các máy bay MiG-17 sẽ tấn công trực
diện, còn MiG-21 sẽ tấn công vu hồi. Sau khi bắn hạ một số máy bay Mỹ và buộc
một số chiếc F-105 phải ném bom sớm, máy bay MiG sẽ không nấn ná lâu để bị trả
đũa – chúng sẽ lập tức thoát ly nhanh chóng. Chiến thuật “du kích trên không”
này tỏ ra rất hiệu quả.
Đã
vậy phía Mỹ lại phạm một số sai lầm tạo điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam.
Chẳng hạn cuối năm 1966 đội hình F-105 của Mỹ thường bay vào ban ngày vào giờ
cố định, theo hành trình cố định và sử dụng những tín hiệu liên lạc lặp đi lặp
lại. Nhờ đó phía Việt Nam phát hiện được đối phương một cách dễ dàng và tung
đòn quyết liệt. Vào tháng 12/1966, phi công MiG-21 của trung đoàn 921 chặn đánh
các chiếc phi cơ Thunderchief trước khi gặp máy bay hộ tống F-4. Kết quả, phía
Việt Nam hạ được tới 14 chiếc F-105 mà không chịu tổn thất nào.
Thế còn công tác huấn luyện?
Vào
giữa thập niên 1960, các phi công Mỹ chủ yếu được huấn luyện kỹ năng sử dụng
tên lửa nhằm giành thắng lợi trên không. Thế nhưng họ quên mất một điều là một
phi công có tài điều khiển phi cơ quan trọng không kém vũ khí mà anh sử dụng.
Không
quân Việt Nam ý thức được điều đó và huấn luyện phi công của mình tận dụng lợi
thế linh hoạt của các máy bay MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Họ chủ trương cận chiến
để hạn chế các lợi thế của các máy bay Phantom và Thunderchief to hơn.
Đến
năm 1972 phía Mỹ đã phải điều chỉnh nội dung huấn luyện không chiến cho phi
công Mỹ và trang bị thêm pháo 20mm cho F-4E.
Cuối
cùng bản thân việc phía Mỹ có quá nhiều máy bay tham chiến đã tạo điều kiện cho
các phi công Việt Nam có nhiều mục tiêu để tấn công.
Các
phi công hạng Ace của Việt Nam lái tiêm kích MiG-21 và MiG-17, không có ai
trong số họ lập chiến công bằng MiG-19.
Nguyễn Văn Bảy
Khi
trung đoàn tiêm kích 923 được thành lập vào ngày 7/9/1965, anh Nguyễn Văn Bảy
là một trong các học viên được lựa chọn để lái MiG-17. Khóa huấn luyện kết thúc
vào tháng 1/1966. Thiếu úy trẻ Bảy nhanh chóng được cất cánh đối đầu với máy
bay Mỹ.
Ngày
21/6/1966, bốn chiếc MiG-17 của trung đoàn 923 giao chiến với một chiếc RF-8A
và các chiếc F-8 hộ tống. Khi F-8 hạ 2 chiếc MiG của Việt Nam, phi công Nguyễn
Văn Bảy vẫn bình tĩnh bắn hạ chiếc F-8E của phi công Cole Black buộc người này phải
nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Ông Bảy làm xao nhãng đội bay hộ tống và điều
này tạo điều kiện cho phi công Phan Thanh Trung lái chiếc MiG dẫn đầu biên đội
bắn hạ chiếc RF-8A. Phi công Leonard Eastman bị bắt làm tù binh.
Một
tuần sau, vào ngày 29/6 ông Bảy và 3 phi công MiG-17 khác giao chiến với các
chiếc F-105D của Mỹ tiến đánh các kho nhiên liệu ở Hà Nội. Nguyễn Văn Bảy đã
bắn hạ một chiếc Thunderchief được lái bởi phi công Thiếu tá hạng ace của Mỹ
từng hạ 6 chiếc MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.
Chiến
công lớn nhất của ông là vào ngày 24/4/1967. Là chỉ huy biên đội, ông Bảy cất
cánh từ sân bay Kiến An và dẫn dắt máy bay MiG-17 khác nghênh chiến với máy bay
Mỹ đang nhằm vào cảng Hải Phòng. Ông Bảy bám sát đuôi một chiếc F-8C rồi nhả
một loạt đạn 37mm khiến máy bay đối phương vỡ tan. Chiếc F-8C bốc cháy rồi rơi
xuống đất còn viên phi công Tucker tuy kịp nhảy dù thoát thân nhưng đã bị bắt
sống sau đó.
Các
chiếc F-4B lập tức lâm chiến và bắn vài trái tên lửa Sidewinders về phía Bảy
nhưng máy bay số 2 trong biên đội đã cảnh báo cho ông. Ông thoát ly gấp và
tránh được tất cả các quả tên lửa.
Sau
đó ông Bảy lao chiếc MiG-17 về phía một chiếc Phantom và dùng pháo hạ gục chiếc
phi cơ này.
Hôm
sau, ngày 25/4, biên đội MiG-17 của ông lại lập chiến công, hạ thêm 2 chiếc A-4
mà không chịu tổn thất nào. Hải quân Mỹ xác nhận chiến công này: Họ mất chiếc
A-4C số hiệu 147799 (bị bắn hạ bởi pháo của máy bay ông Bảy) và chiếc A-4C số
hiệu 151102.
Ông
Bảy đã được tuyên dương Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam nhờ kỹ năng và lòng
can đảm trong chiến đấu cũng như năng lực chỉ huy biên đội.
Nguyễn Đức Soát
Một
kỳ tích của Không quân Nhân dân Việt Nam là các phi công giỏi đã truyền thụ
kinh nghiệm chiến đấu cho các phi công mới. Một trường hợp điển hình là anh
Nguyễn Đức Soát.
Học
viên phi công MiG-21 này được điều về trung đoàn 921. Các giảng viên của anh là
các phi công dày dạn và nổi tiếng thời đó: Phạm Thanh Ngân (bắn hạ 8 máy bay
đối phương) và phi công Ace số 1 – Nguyễn Văn Cốc (bắn hạ được 9 máy bay đối
phương). Phi công Soát đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu từ bậc đàn anh.
Được
điều về trung đoàn tiêm kích 927 mới thành lập, ông Soát nhanh chóng thể hiện
tài năng. Ông lập chiến công đầu tiên khi bắn hạ chiếc A-7B Corsair II (của hải
quân Mỹ) bằng pháo 30mm. Phi công Mỹ Charles Barnett tử trận.
Ngày
24/6/1972 hai chiếc MiG-21 do Nguyen Duc Nhu và Ha Vinh Thanh lái cất cánh từ
sân bay Nội Bài vào lúc 15h12 để chặn đánh một số chiếc Phantom tấn công một
nhà máy ở tỉnh Thái Nguyên. Máy bay Mỹ hộ tống nhanh chóng xung trận. Nhưng 2
chiếc MiG đó chỉ là mồi nhử. Bất thình lình hai chiếc MiG-21PFM của trung đoàn
927 xuất hiện, với máy bay số 1 là của Nguyễn Đức Soát và máy bay yểm trợ là
của phi công Ngo Duc Thu.
Ông
Soát phóng một quả tên lửa tầm nhiệt R-3S Atoll hạ gục chiếc F-4E của David
Grant và William Beekman – hai phi công này sau đó bị bắt làm tù binh. Phi công
số 2 (Thu) cũng bắn rơi một chiếc Phantom khác.
Ba
ngày sau Soát và Thu xuất kích từ Nội Bài vào lúc 11h53 và lao về phía 4 chiếc
F-4. Tuy nhiên hai người phát hiện có thêm 8 chiếc Phantom đang lao tới nên họ
không liều lĩnh đẩy mình vào thế “kẹp bánh mì” giữa các máy bay tiêm kích Mỹ.
Hai
phi công Việt Nam quyết định quay lại, leo lên độ cao 5.000m và chờ đợi. Sự
kiên nhẫn của họ được đền đáp. Đối phương bị bất ngờ, Soát và Thu mỗi người hạ
một chiếc Phantom đều bằng tên lửa R-3./.
Theo
WIKIPEDIA: Phi công Ace (tiếng Anh: Ace, đọc là "Ây-xơ"), hay Át,
là thuật ngữ thông dụng trong hàng không quân sự dùng để chỉ các phi công đã
bắn hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên.
Trung Hiếu/VOV.VN - Zampini/acepilots.com