NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: HỌ LÀ AI?

 Với khoảng 76,95 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm 78,1% dân số, Việt Nam là quốc gia có môi trường mạng xã hội đông đảo, đa dạng, khác biệt về trình độ, quan điểm, năng lực tiếp cận thông tin... Đây cùng chính là điều kiệu thuận lợi để những người có ảnh hưởng trên không gian mạng (Key Opinion Leader – KOL) gia tăng tương tác, kết nối cộng đồng, đẩy mạnh hoạt động trên mạng xã hội. Điều này không chỉ mang đến những thách thức nhất định đối với an ninh, hội mà còn tác động không nhỏ đến người dân.


Nhận diện người có ảnh hưởng trên không gian mạng

Trên không gian mạng (KGM) đa dạng phức tạp, việc nhận diện hiểu về những người có ảnh hưởng trở nên ngày càng quan trọng. KOL được hiểu là những người có khả năng tác động, định hướng dẫn dắt luận xã hội, chi phối, sử dụng tài khoản có lượng theo dõi và tương tác lớn, tạo ra sự lan tỏa rộng rãi, hoặc sở hữu năng lực kỹ thuật khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến sự lan tỏa các luồng thông tin trên KGM, qua đó có thể dẫn dắt dư luận xã hội, tác động đến quan điểm, hành vi của người khác. Hiện nay KOL thể chia làm các loại sau:

Thứ nhất, người uy tín, ảnh hưởng trong xã hội tham gia và tạo ra ảnh hưởng trên không gian mạng (KOL uy tín). Đây là những người có vị trí, địa vị, uy tín trong hội như: chính khách, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, trí thức, nhà báo, luật sư, bác sĩ, chức sắc tôn giáo, diễn giả, văn nghệ sĩ... Họ khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến ý thức, quan điểm và hành vi của người khác trên mạng hội và các nền tảng trực tuyến. Như các trang cá nhân của Trụ trì Thích Trúc Thái Minh, chùa Ba Vàng, Quảng Ninh (1.9 triệu theo dõi); Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng tại Văn phòng luật sư Vì Dân (71 nghìn theo dõi); Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y (108 nghìn theo dõi)...

Thứ hai, người tạo ra ảnh hưởng nhờ lượng theo dõi lớn trên không gian mạng (KOL mạng). Đây thường người hoạt động sáng tạo nội dung trên KGM, thu hút người quan tâm theo dõi nhờ tính độc đáo cá nhân. Thời gian qua, xuất hiện nhiều “hiện tượng mạngchủ các tài khoản mạng hội với hàng triệu lượt theo dõi mạng. Họ không phải là người có uy tín, ảnh hưởng, làm những công việc phổ thông nhưng lại trở thành người ảnh hưởng trên KGM, được tung hô như thần tượng, tạo ra ảnh hưởng đối với một số bộ phận quần chúng, nhất là giới trẻ. Ví dụ như: “Nờ Tờ Nờ”, Thơ Nguyễn”, “Lâm Vlog”, Huấn Hoa Hồng”, Nguyễn Tuấn Hiệp”...

Thứ ba, những người ảnh hưởng gián tiếp trên không gian mạng (KOL ẩn). Khác với hai loại trên, “KOL ẩnlà những người tạo ra ảnh hưởng trên KGM thông qua quản lý, điều hành, chi phối các tài khoản, trang, kênh, nhóm trên KGM có số lượng thành viên đông, theo dõi lớn; sở hữu năng lực kỹ thuật ảnh hưởng đến mức độ lan tỏa thông tin hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều người khác trên KGM. “Thế Anh 28 Entertainment” với 30 triệu theo dõi; Cù Đức Thắng quản lí 200 nhóm với hơn 15 triệu thành viên; Nguyễn Văn Bổn quản lí 100 nhóm với 20 triệu thành viên..

Ngoài các cách phân biệt trên, xét về tầm ảnh hưởng, KOL được phân loại dựa theo số lượng người theo dõi gồm 4 mức độ rất nhỏ (dưới 10.000 người), mức độ nhỏ (từ 10.000 đến 100.000 người), mức độ vừa (từ 100.000 người đến 01 triệu người), mức độ lớn (01 triệu người trở lên). KOL hoạt động chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook. Google, Youtube, Tiktok.

Những tác động đối với con người

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện Việt Nam có khoảng 500 kênh Youtube có trên 01 triệu người theo dõi, trong đó, khoảng 100 kênh Youtube trên 3 triệu lượt theo dõi, trung bình thu hút hơn 01 tỷ lượt xem/kênh. Với khả năng lan tỏa thông tin không biên giới và ngay tức thời, KOL trên KGM có khả năng gây ảnh hưởng không giới hạn phạm vi, địa lí, lĩnh vực, có khả năng gây ra các tác động sâu rộng, nhanh chóng đối với hội, nhiều trường hợp ảnh hưởng này vượt qua biên giới quốc gia, cả về mặt tích cực và tiêu cực.

KOL có những tác động, thậm chí mạnh mẽ, đến nhận thức, suy nghĩ của con người. Thông qua lượng theo dõi đông đảo, nội dung truyền tải của KOL có thể mang đến cho người dân thông tin trên tất cả các lĩnh vực của xã hội; giúp họ có thêm nhận thức đa chiều về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học... Điều này khuyến khích sự suy nghĩ phản biện và khả năng đánh giá khách quan của con người. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người theo dõi bị phụ thuộc, chi phối hoàn toàn và ý thức hệ của KOL. Điều này chính là tình trạng mất tự do” về suy nghĩ, nhận thức. Người theo dõi không còn thể tự điều khiển quan điểm, nhận thức của mình, thậm chí, các nhận thức mà họ có được chính là quan điểm của KOL. Vấn đề này trở nên nguy hiểm khi liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, hội nhóm. KOL có thể tạo ra hiệu ứng bàn tán và chuỗi phản ứng trong cộng đồng mạng bằng cách lan truyền thông điệp hoặc ý kiến mạnh mẽ. dụ, với sức ảnh hưởng lớn của các thần tượng, nhiều cô gái thế hệ GenZ ngày nay suy nghĩ rằng “cứ gầy đẹp”. Họ xây dựng cho mình tiêu chuẩn về cái đẹp như hình mẫu thần tượng và cố gắng đạt được tiêu chuẩn đó.

Một số KOL có thể ảnh hưởng đến quyết định và hành động của người theo dõi. Nói một cách dễ hiểu hơn, KOL chính là “thần tượngtrên KGM, thế nhiều người sẽ học theo, làm theo lời của KOL hay đơn giản chỉ là bắt chước KOL. KOL có thể truyền cảm hứng khích lệ người theo dõi hành động tích cực thông qua chia sẻ những thành công, kinh nghiệm tốt, thông điệp làm động lực, khuyến khích mọi người vượt qua khó khăn hay thực hiện các hành động đẹp như thiện nguyện, tham gia các hoạt động xã hội, chung tay vì cộng đồng... Tại Việt Nam, nhiều nghệ với lượng theo dõi đông trên mạng xã hội đã kêu gọi từ thiện như ca sĩ Thủy Tiên, MC Quyền Linh, MC Đại Nghĩa, nghệ sĩ Việt Hương... đã giúp được rất nhiều hoàn cảnh khó khăn như trong trận lũ lụt miền Trung, đại dịch COVID-19... Tuy nhiên, một số KOL, có thể gây áp lực và tác động tiêu cực đến hành động của người theo dõi, tồi tệ hơn là tình trạng ép buộc hành động, yêu cầu người trong hội, nhóm phải làm theo.

Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nay, Việt Nam có 360 KOLs uy tín; 472 KOL mạng và 289 KOL ẩn. Các KOL này đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ trên KGM. Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều KOL đã lạm dụng KGM để làm việc vi phạm đạo đức, pháp luật với mục đích kiếm tiền hoặc mục đích khác. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023 đã có 42 KOL bị xử lý hình sự, 55 KOL bị xử phạt hành chính với tổng số tiền xử phạt lên tới hơn 400 triệu đồng.

Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của mình, nhiều KOL, thông qua mạng hội đã tuyên truyền những lối sống trái đạo đức xã hội, cực đoan, quá khích, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhiều đối tượng “giang hồ mạng”, nghiện hút, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, tù tha… nhưng thu hút lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, thường xuyên tán phát video clip với lời lẽ thô tục, hành vi lệch chuẩn, lối sống buông thả, quảng bá văn hóa “giang hồ”, xử lý theo “luật giang hồthay vì pháp luật... Nhiều kênh đăng tải nội dung dành cho trẻ em nhưng cổ xúy mê tín dị đoan, xúi giục thực hiện các hành vi bạo lực, phi giáo dục hoặc các thử nghiệm nguy hiểm, song thu hút lượng theo dõi rất lớn từ cộng đồng mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư duy, hành vi của trẻ nhỏ. Có thể kể đến như Đặng Như Quỳnh, Thơ Nguyễn, Trương Huy Sang, Chu Mạnh Hùng, Hội “Thánh đức chúa trời mẹ”.

Tại Hội thảo Kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung trên mạng (KOL) diễn ra tại Hà Nội ngày 27/5/2023, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết: Trên thế giới, cứ 100 đồng tiền đến từ thu nhập gian lận trên YouTube thì có 55 đồng do người Việt Nam làm ra. Số tiền trên chiếm hơn 1/2 số tiền thu nhập do gian lận mà có. Trong khi, đất nước đứng thứ hai cũng chỉ bằng 1/10 của chúng ta”.

Nhiều KOL sử dụng các toài khoản mạng xã hội có hàng triệu người theo dõi để tán phát, quảng bá cho các hoạt động dấu hiệu đánh bạc, tiền ảo, đa cấp, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gây nhiều hệ lụy xấu cho hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Một số diễn giả, chuyên gia tài chính, bất động sản đã sử dụng hình ảnh của mình “nhà đầu tư thiên thần” “cố vấn cao cấp, “chuyên gia tài chính” quảng cáo cho các kinh doanh đa cấp, hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; phát hành tiền ảo, kêu gọi đầu tư.. gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người tin theo. Từ một số vụ việc bị xử lý trong thời gian qua cho thấy, rất nhiều KOL nhận quảng cáo cho các sản phẩm hoặc đại diện cho các thương hiệu hay trực tiếp bán hàng nhưng không phải sản phẩm quảng cáo nào cũng có chất lượng, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Quản lý hoạt động trên không gian mạng

Thực tế cho thấy, mạng xã hội mang lại lợi ích tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào các KOL và người đăng tải bài viết. Mạng xã hội sẽ thực sự trong sạch, lành mạnh nếu người dùng và các KOL trách nhiệm. Ngược lại, nếu họ có động cơ không đúng đắn thì môi trường mạng sẽ trở thành nguy khủng khiếp đối với con người. Do đó, để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của KOL, cần tập trung một số giải pháp sau:

Cần có qui định và hướng dẫn về hoạt động của KOL. Trong đó, nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn, tiêu chuẩn đạo đức; qui trình đăng ký, xác minh danh tính và các yêu cầu pháp khác đối với KOL.

Xây dựng chế xét duyệt, kiểm tra, giám sát hoạt động của KOL. Việc xét duyệt và kiểm tra bao gồm việc đánh giá năng lực chuyên môn, kiến thức, đạo đức của KOL; hoạt động, nội dung chia sẻ trên mạng xã hội. Thông qua đó có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Thiết lập cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, các cơ quan chức năng và KOL trong việc phát triển môi trường mạng tại Việt Nam; phát huy những lợi thế, điểm mạnh của các KOL, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của KOL đối với con người; đồng thời trao đổi kinh nghiệm giữa các bên. Qua đây, các cơ quan chức năng, Nhà nước có thể lắng nghe ý kiến, phản hồi từ phía KOL; nắm được nhu cầu, khó khăn; tạo điều kiện, hỗ trợ và đào tạo KOL hoạt động trách nhiệm và hợp pháp trên mạng hội.

Mở các khóa đào tạo, tập huấn, hỗ trợ cho KOL về quản lí nội dung; xử đảm bảo tính chính xác của thông tin; xây dựng kỹ năng truyền thông, kết nối và tương tác với cộng đồng người theo dõi.

Tạo ra các diễn đàn, cuộc họp hoặc sự kiện để KOL có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tư vấn với nhau. Việc này không chỉ giúp cải thiện chất lượng hoạt động của KOL, mà còn tạo ra một môi trường hỗ trợ và phát triển trên môi trường mạng.

NGUYỄN THÀNH LỢI (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao)

Nguồn Tạp chí nhân quyền số 7/2023






/*** js CHAN TRANG ***/