1. Bối cảnh
Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi to lớn
của đồng
bào và chiến sĩ cả nước sau 18 năm chiến đấu oanh liệt, thắng lợi vẻ vang.
Ngày 29-3-1973 đơn vị
cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ đã rút khỏi miền Nam nước ta. Lực lượng ngụy quân, ngụy quyền là công cụ tiếp tục duy trì chủ nghĩa thực dân mới hồng chia cắt lâu dài đất nước ta,
Ngày 27-1-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi
quân
dân cả nước: “Tăng cường đoàn kết, đề cao cảnh giác, củng
cố
những thắng lợi đã giành được, hoàn thành độc lập dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà”.
2. Đấu tranh chống dịch phá hoại Hiệp định Paris
Ngay sau khi Hiệp định Paris ký kết,
Nguyễn Văn Thiệu
công khai tuyên bố chính quyền Sài Gòn không
chịu sư ràng buộc bởi Hiệp định Paris, đưa ra khẩu hiệu 4 không không có hòa bình, không có ngừng bắn, không có giải phá chính trị, không có tổng
tuyển
cử.
Ở Thừa Thiên Huế, bọn tay sai Nguyễn Văn Thiệu tăng cường lực lượng quân sự, mở những cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng, rải quân đóng chốt lập tuyến phòng ngự mới, ráo riết bình định, thanh lọc, đánh phá cơ sở cách mạng hòng làm cho lực lượng ta suy yếu để lập tuyến phòng thủ đánh phá
phong trào cách mạng của nhân dân, bảo vệ đầu
não của chúng ở thành phố Huế.
Ở Hương Thủy, chúng tăng cường lực lượng đóng chốt căn cứ bắc Mõ Tàu, Đá Đen, La Hy và rải quân ngăn chặn, đóng chốt vùng trọc Khu I, Khu 4. Ở mỗi thôn xã chúng đưa về từ 15 đến 30 tên cảnh sát bình định để khống chế dân. Chúng tập trung lực lượng dân vệ, bảo an ở
trên
tuyến đường số I kết hợp với trung đoàn chủ lực 54 ngụy quân đánh phá vùng giáp ranh. Đồng thời tổ chức nhiều cuộc hành quân cảnh
sát,
gài mìn, phục kích kết hợp với lực lượng bộ binh, xe tăng uy hiếp vùng đồi trọc để chia
cắt hành lang tuyến giữa, lấn chiếm, mở rộng phạm vi kiểm soát
lên vùng
sát núi.
Lực lượng địa phương của chúng ở Hương Thủy có tới 50 trung đội bảo an, dân vệ và
rất nhiều
phòng vệ dân sự
có võ trang.
Các cuộc hành quân cảnh sát, bình định thanh lọc của địch đã gây nên tang tóc đau thương cho dân như thủ tiêu chị Đầm ở thôn Thanh Thủy chánh, bắt cóc và giết học sinh
ở xã Mỹ Thủy.
Sư đoàn 1 bộ binh ngụy càn quét vào vùng Khe Vàng nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não huyện và đẩy lực lượng ta ra khỏi giáp ranh.
Nhiều xã chúng bắt nhân dân sơn cờ ba que trên mái nhà tôn, để coi như chúng đã chiếm
được
dân và đất. Chúng kiểm soát chặt chẽ việc mua
lương thực, hàng hóa kết hợp ngăn chặn hành lang,
gây cho ta
nhiều khó khăn về kinh tế.
Huyện ủy Hương Thủy đã tổ chức phổ biến Hiệp định Paris, coi Hiệp định Paris là vũ khí đấu tranh trong tình hình mới. Đoàn kết toàn dân dưới các khẩu hiệu: hòa bình, độc lập, dân chủ, hòa hợp dân tộc, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, chống các luận điệu, thủ đoạn, hành động vi phạm Hiệp định. Các cuộc đấu tranh đòi tự do đi lại làm ăn, đòi về làng cũ, chống bắn phá vào làng, chống hành động khủng
bố, giết
người của hàng vạn nhân dân các xã trong huyện đã tạo thế mới áp đảo kẻ thù.
Tháng 3-1973, trước tình hình địch vi phạm nghiêm trọng có hệ thống Hiệp định Paris, Khu ủy Trị Thiên-Huế chủ trương: “Tình hình hiện nay phải chuẩn
bị chu đáo để
đánh trả
địch lấn chiếm”, xác định là phải kiên định quan điểm bạo lực vũ trang và
chính trị
trong tình hình mới. Vùng giáp ranh đã trở thành nơi tranh
chấp quyết
liệt giữa ta và địch. Trong bối cảnh lịch sử mới, Huyện ủy, các lực lượng vũ trang, cơ sở Đảng các xã được củng cố và phân công phụ trách các khu.
Huyện ủy gồm có 11 đồng chí do đồng chí Lê Sáu, Bí thư Huyện ủy, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy gồm các đồng chí: Lê Qui Cầu, Nguyễn Thạm, Võ Nguyên Quảng
...
Huyện ủy Hương Thủy nêu cao quyết tâm giữ thế làm chủ giáp ranh, hỗ trợ cho nhiệm vụ xây dựng cơ sở, giữ thế liên hoàn giữa các vùng.
Trong 15 ngày đầu tháng 7-1973, quân dân Hương Thủy đã liên tục tiến công bọn địch lấn chiếm. Ngày
1-11-1973 du kích Mỹ Thủy đánh vào cuộc cắm trại để xuyên tạc
Hiệp
định, bôi nhọ những người cộng sản. Du
kích xã Mỹ Thủy
đã diệt tên xã trưởng và vạch mặt những ý đồ liên tục của chúng.
Phong trào đấu tranh chính trị tấn công địch dồn dập, toàn huyện có 86 cuộc đấu tranh quy mô lớn, buộc địch giải quyết yêu sách
của dân, đòi bồi thường thiệt hại
cho nhân
dân, đòi về làng cũ làm ăn. 200 gia đình ở các xã Hải Thủy, Mỹ Thủy, Minh Thủy đã liên tục đấu tranh và từ các
khu tập
trung trở về làng cũ sản xuất, đấu tranh, Ta đã vận động được Phòng vệ dân sự bỏ tuần tra, canh gác, kiên quyết chống lại mệnh lệnh của ngụy quyền xã như ở các xã Hồng Thủy, Mỹ Thủy, Hải Thủy, Hưng
Lộc.
Cơ sở nội tuyến được củng cố và phát triển thêm trong Bảo an, Dân vệ. Tháng 10-1973, Huyện ủy đã nắm được 70 nội tuyến các loại, nắm được 3 ban tề ấp, 3 ban tề
xã (Hải
Thủy, Mỹ Thủy, Hồng
Thủy), 65 lần gọi loa vào các tuyến tiếp giáp giữa ngụy quân và Quân giải phóng kêu gọi hòa hợp dân tộc.
Trong năm 1973, toàn huyện đã có 116 trận đánh lớn, nhỏ; trong đó có 47 trận tập kích bằng hỏa lực diệt 185 tên địch, làm bị thương 50 tên, thu nhiều súng, lựu đạn. Lực lượng du kích mật đã xây dựng ở tuổi
thiếu niên, học sinh, đã làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, dẫn đường và đánh địch bằng mìn, như ở xã Mỹ Thủy, Hồng Thủy.
Công tác xây dựng cơ sở được chú ý cả chất lượng và số
lượng. Năm 1973, toàn
huyện kết nạp 19
đảng viên,
phục hồi sinh hoạt cho 5 đồng chí. Huyện có 11 Chi bộ mật gồm 41 đồng chí, 430 đoàn viên thanh niên nhân dân cách
mạng, 87 hội viên thanh niên giải phóng, 124 hội viên phụ nữ giải phóng, 54 du kích mật... sống hợp pháp trong nhân dân.
Tháng 10-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra
Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ cách mạng
miền Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết chỉ rõ: “Yêu cầu bức thiết
lúc này là vấn
đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực
lực
cách mạng”.
Đầu năm 1974, Khu ủy, Tỉnh ủy đã họp quán triệt quan điểm bạo lực, xác định nhiệm vụ
trung tâm là đánh
phá bình
định của địch, chống địch lấn chiếm, xóa phân tuyến, phân vùng, giành dân, giành quyền làm chủ, xây dựng thực lực cách mạng ở nông
thôn đồng bằng, xây dựng vùng giải phóng, căn cứ địa cách mạng
vững mạnh toàn diện.
Từ
đầu
năm đến tháng 9-1974, lực lượng võ trang Hương Thủy đã cùng các đơn vị tỉnh, Quân khu liên tục tiến công địch 40 trận ở khu vực La Sơn, Mõ Tàu diệt và bắt sống 1801 tên, diệt gọn 2
đại đội,
đánh thiệt hại nặng 9 tiểu đoàn, thu 273 súng, bắn rơi 5
máy bay, làm
chủ khu vực
Mõ Tàu. Đại đội 3 bộ đội địa phương huyện đánh vào
2 trung
đội dân vệ phá thủ đoạn rải quân đóng
chốt vòng ngoài của chúng. Du kích Hải Thủy, Mỹ Thủy
đã
dùng chất nổ
đánh
ở nhiều địa điểm bầu cử hội đồng xã.
Huyện ủy đã tổ chức hệ
thống đường dây công khai, bí mật để bảo đảm hành lang,
nối
mạch máu giao thông từ rừng núi về đồng bằng và từ các xã ven đô vào thành phố.
Tình hình Hương Thủy cuối năm 1974 như nhận định của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế:
“Khí thế cách mạng
đang
lên, cơ sở quần chúng phát triển, bọn tề ấp xã hoang mang dao động; một số đã bỏ chạy. Ở giáp ranh địch bị ta uy hiếp, buộc chúng phải co cụm lại, tạo điều kiện
cho
địa bàn hành lang phát triển về vùng sâu. Đây là điều kiện tốt ta phải khẩn trương tăng cường cán bộ và trụ bám thôn xã, tổ chức lực lượng tại chỗ, khi có thời cơ chủ động tiến công địch giành thắng lợi”.
3. Tiến công nổi dậy góp phần giải phóng quê hương:
Trải qua hai năm đấu tranh buộc địch thi hành Hiệp định Paris mà thực chất là vừa tấn công địch, vừa tạo thế lực, chuẩn bị cho thời cơ lớn trên chiến trường Thừa Thiên Huế cũng như trên toàn bộ chiến trường miền Nam “ta đang ở thế thắng, thế đi lên, thế chủ động và thuận lợi; địch đang ở
thế
thua, thế đi xuống, thế bị động và khó khăn”. Chiều hướng này là không thể đảo ngược.
“... Lúc này chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này. Chúng ta phải bắt nắm lấy để đưa sự nghiệp dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn” (Lê Duẩn Kết luận Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974).
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Khu ủy Trị Thiên-Huế về quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đề ra nhiệm vụ năm 1975 cho toàn tỉnh là:
“Tiến hành công kích và khởi nghĩa, phá hẳn thế phân tuyến, cắt giao thông, đánh bại về cơ bản kế hoạch “bình định” của
địch, giành dân, giành quyền làm chủ ở nông thôn đồng bằng, nếu có thời cơ đột xuất thì kiên quyết và táo bạo chuyển phong trào
lên
một bước nhảy vọt, giành thắng lợi to lớn”.
“Trước lúc triển khai chiến dịch, các Huyện ủy, cán bộ đội công
tác, lực
lượng vũ trang, các ngành... được tổ chức tập
huấn, nhất
là nắm chắc vấn đề quan trọng là: Phải đưa lực lớn của
ta xuống đồng bằng ngay từ đầu chiến dịch để “hành động đồng loạt” (Chỉ thị của Thường vụ
Khu ủy).
Huyện ủy Hương Thủy đã
tổ chức hành lang, dẫn đường cho lực lượng
về đồng bằng; chuẩn bị đón, bố trí nơi trú quân, chuẩn bị cấp tốc công tác hậu cần như tiếp tế, tải thương khi chiến dịch diễn ra trên địa bàn huyện. Khi có thời cơ thuận lợi kịp thời phát động quần
chúng nổi dậy phối hợp tích cực với đòn tấn công quân sự.
Lực lượng địa phương Hương Thủy lúc này có tiểu đoàn 4 bộ binh, 1 đại đội đặc công tỉnh, đại đội địa phương huyện, hơn 10 đội võ trang công tác, 4 trung đội bộ đội địa phương và hơn 100 du kích các quận miền núi tăng cường
cho lực lượng chiến đấu ở địa bàn Hương Thủy. Các Chi bộ, Đảng bộ xã có quyết tâm cao, khẩn thương thực hiện các nhiệm vụ Huyện ủy
giao về chỉ tiêu và thời gian phát động quần
chúng nổi dậy giành dân, giành quyền làm chủ.
Đến cuối
tháng
2-1975, mọi công việc chuẩn bị đã hoàn thành, các đội công tác có quyết tâm cao, các chiến sĩ đội công tác phần nhiều là người quê Hương Thủy, tha thiết về quê hương, sẵn sàng ra quân, hành động với khí thế giải phóng quê nhà.
Ngày 5-3-1975, chiến dịch Xuân Hè 1975 mở màn, lực lượng chiến dịch đã vượt
qua các căn cứ địch về xã Mỹ Thủy, Hồng Thủy và triển khai
ra các xã khác an toàn. Huyện tổ chức 2 đại đội bộ đội địa phương và các đội võ trang công tác về các xã vùng sâu chuẩn bị cho chiến dịch.
Đêm 8-3-1975, nông thôn đồng bằng Thừa Thiên đồng loạt nổ súng tiến công địch. Pháo binh ta dội bão lửa vào căn cứ ấp 5, sân bay Phú Bài, lực lượng địa phương tiến công Phân chi khu quân sự
Hương Thủy.
Trong đợt từ 8-3 đến 19-3, quân dân Hương Thủy
đánh 15
trận, làm chủ các thôn trên đường I và chiếm lĩnh các thôn vùng sâu như
Chánh Đông, Lang Xá Bàu, Vân Thê Đập đã diệt 26 dân vệ, trong đó có 1 tên thiếu úy, 140 tên lính dù và biệt động quân trong đó có 1
thiếu tá,
2 tên cảnh
sát dã
chiến, thu 11 súng và nhiều tài liệu của địch.
Đợt hoạt động này địch phản kích
dữ dội,
gây
cho ta nhiều
tổn thất, ngày 16-3 lực lượng ta ở
đồng
bằng phải rút
lên núi.
Ngày 17-3-1975, Thường
vụ Khu ủy nhận định: "Thất bại ở Tây Nguyên và bị uy hiếp mạnh ở Trị Thiên, địch đang dao động mạnh,
thời
cơ mới đã xuất hiện. Ta cần khẩn trương
và
mạnh bạo tấn công, dùng lực lượng tại chỗ đánh mạnh vào tuyến phòng thủ của địch kết hợp với thọc sâu, chia
cắt phá
thế co cụm của chúng, giành thắng lợi lớn ở
đồng
bằng".
18 giờ 30 phút ngày 19-3-1975, Quảng Trị hoàn toàn giải phóng. Tình thế thời cơ xuất hiện ở chiến trường
Thừa Thiên-Huế.
Thường vụ Khu ủy, Quân khu ủy quyết định “tranh thủ thời cơ, dốc toàn lực giải phóng Thừa Thiên-Huế”.
Đợt 2 của chiến dịch, các lực lượng võ trang ở Hương Thủy phối hợp
với Trung đoàn 271 và Quân đoàn 2
thực hiện
chia cắt địch không cho chúng từ
Huế chạy ra nông thôn và từ Ấp 5, Phú Bài
chạy vào
Huế, góp sức thực hiện đúng chỉ thị của Bộ Tư lệnh: Phải cắt bằng được đoạn đường số I Huế - Đà Nẵng. Nhiều xã quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Chi bộ Hải Thủy có 5 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân phối hợp với lực lượng võ trang tấn công địch. phục vụ chiến đấu. Ngày 23-3-1975, Phòng vệ dân sự ở Hải Thủy tan rã hoàn toàn, 3 trung đội dân vệ mang vũ khí nộp cho cách mạng Xã trưởng đã dẫn toàn bộ ngụy quyền xã ra đầu hàng.
Đảng bộ xã Mỹ Thủy có 4 chi bộ thôn đã vận
động
40 lính chủ lực
và
bảo an rời hàng ngũ địch từ những ngày đầu chiến dịch, làm tan rã 4 trung đội dân vệ và 400 tên phòng vệ dân sự. Đêm 23-3-1975, du kích xã đã đột nhập vào cắm
cờ cách mạng ở Ấp
5. Sáng 24-3-1975, cuộc mét tinh toàn xã Thủy Phương có 3.000 người dự. Sau mét tinh, nhân dân kéo về tham gia giải phóng quận lỵ Hương Thủy. Giải phóng quận lỵ, tiếp tục truy quét tàn quân, có thể
nói ngày 24-3-1975 Hương Thủy
hoàn
toàn giải phóng.
Sáng ngày 25-3-1975, nhiều xã tổ chức
mét tinh mừng quê hương giải phóng ra mắt chính quyền cách mạng. Các tổ chức cách mạng hình thành, nhân dân bắt tay xây dựng cuộc sống mới trong độc
lập, tự do.
6 giờ
30
phút ngày 26-3-1975, cờ Tổ quốc tung bay trên cột cờ Phụ
Văn Lâu
Ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên-Huế.
Trải qua 21 năm kiên cường, bền bỉ chiến đấu, qua các chặng đường đây gian nan, thử thách, Đảng bộ Hương Thủy đã lãnh đạo
nhân dân bền bỉ chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh trên
đất quê
hương. Từ đấu tranh và tổn thất trong các chiến dịch tổ cộng diệt cộng đẫm máu đến khởi nghĩa từng phần
giành
lại nông thôn, xây dựng vành đai diệt Mỹ, xây
dựng địa bàn
hành lang, cơ sở, lực lượng cách
mạng, đấu
tranh vũ trang chính trị kết hợp, đấu tranh bằng 3 mũi giáp công, đưa chiến
tranh vào vùng ven, góp phần làm nên mùa Xuân 1968 “Tấn công - nổi dậy anh dũng - kiên cường”, lại đánh phản kích, đánh bình định, đánh lấn
chiếm, tạo thời cơ, đón thời cơ cùng toàn tỉnh giải phóng quê hương ngày 26 tháng 3 năm 1975.
Chiến công nối tiếp chiến công trên đất Hương Thủy được cả nước biết tới: Mã Thám, Ấp Năm, Động Tòa, Phú Bài, Dạ Lê, Lang Xá, Lợi Nông, Chánh Đông, Vân Thê, Xuân Hòa.
Hương Thủy là một huyện được Chính phủ tuyên dương hai xã Anh hùng: Thủy Phương, Thủy Thanh và các anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lực lượng an ninh. Đó là các đồng chí: Nguyễn Văn Trung, Đỗ Văn Nam, Dương Thanh Bình,
Nguyễn Văn Chư, Nguyễn
Đình Xướng, Nguyễn Viết Phong và Nguyễn Thị Lài (Anh hùng lực lượng vũ trang); Nguyễn Thị Lài (Anh hùng lực lượng An ninh nhân dân) và hàng chục chiến sĩ thi đua Quân giải phóng miền Nam, hàng ngàn dũng sĩ các loại
Những thắng lợi của Đảng bộ và nhân dân Hương Thủy góp phần vào lịch sử chống Mỹ của Thừa Thiên-Huế "Tiến công - nổi dậy - anh dũng - kiên cường",
góp phần xứng đáng giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện được ước mơ hàng ngàn đời của nhân dân; xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình,
dân
chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới./.
(trích Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Hương Thủy, Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 1994)
Tải file: Tailieu.docx