Điểm tương đồng tư tưởng giữa C.Mác và học thuyết phận giáo

 Tóm tắt: Bài viết này nhằm phản bác lại những người chồng đổi, xuyên tạc chủ nghĩa Mác cho rằng chủ nghĩa Mác hoàn toàn đối lập, mâu thuẫn với tôn giáo, đặc biệt là không tương thích với tư tưởng phương Đông, do đó chủ nghĩa Mác không áp dụng được đổi với những nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bài viết chỉ ra điểm tương đồng giữa C. Mác và học thuyết của Phật giáo, đó là quan điểm biện chứng, xem xét mọi sự vật hiện tượng trong trạng thải vận động biến đổi, cho nên chúng đều có tính nhất thời, tỉnh lịch sử, đều tuân theo quy luật sinh tử, tức cái gì có sinh thì có diệt.


Từ khóa: Chủ nghĩa Mác; Phật giáo; tư tưởng, tương đồng.

Gần đây trong giới “cấp tiến” ở trong nước và nước ngoài cho rằng C. Mác hầu như không nghiên cứu gì về phương Đông, không biết đến phương Đông nhằm mục đích phủ nhận chủ nghĩa Mác ở những nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Trên tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2019, tôi đã viết bài C. Mác với phương Đông nhằm bác bỏ những quan điểm sai trái này. Gần đây họ lại cho rằng tư tưởng của C. Mác hoàn toàn đối lập với tôn giáo, mâu thuẫn, không tương thích với tư tưởng phương Đông cũng nhằm một mục đích như vậy. Bài viết này nhằm bác bỏ những quan điểm sai trái đó, bằng cách chỉ ra điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết của Phật giáo theo phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cho rằng: học thuyết Khổng Tử, tôn giáo Giêsu, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, mỗi học thuyết đều có ưu điểm của nó, đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội, tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.

C. Mác (5/5/1818-14/3/1883) là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất, một khối óc và trái tim vĩ đại nhất của nhân loại. Ông là người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho chủ nghĩa xã hội và toàn bộ phong trào công nhân hiện đại. Trong số rất nhiều những phát hiện quan trọng đã ghi tên ông vào lịch sử khoa học phải kể đến hai phát hiện vĩ đại làm đảo lộn cả thể giới, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, mà theo Ph. Ăngghen, đời người chỉ cần đạt được một trong hai phát hiện đó đã hạnh phúc lắm rồi. Ngoài hai phát hiện đó, C. Mác đã có những phát hiện hết sức khác nhau trong mỗi lĩnh vực mà ông nghiên cứu, thậm chí cả trong toán học. Ông đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực như thế, nhưng không một lĩnh vực nào ông nghiên cứu hởi hợt cả. Con người của khoa học là như vậy. C. Mác là một nhà cách mạng của khoa học, nhà cách mạng dựa vào khoa học, ông đã đạt đến đỉnh cao của khoa học. V. I. Lênin cho rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở C. Mác. Khoa học đối với C. Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng, bởi vì trước hết, C. Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác, ông tham gia vào việc đấu tranh với các thiết chế xã hội tư bản, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản mà ông là người đầu tiên đã đem lại cho giai cấp đó một ý thức về địa vị của bản thân mình, về điều kiện để giải phóng mình - đó thật sự là một sứ mệnh thiết thân của ông. Đấu tranh là hành động tự nhiên của C. Mác, và C. Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên trì và có kết quả, trên đời không mấy người được như vậy. Sự xuất hiện Hội Liên hiệp Công nhân Quốc tế là vòng hoa vinh quang của toàn bộ sự nghiệp đó. Đó là lý do vì sao mà C. Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông. Các chính phủ thi nhau trục xuất ông, tư sản thi nhau nguyền rủa ông. Ph. Ăngghen cho rằng C. Mác có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc ông đã có một kẻ thù riêng nào. Quan niệm duy vật về lịch sử được thể hiện rõ trong điểu văn bằng tiếng Anh tại lễ an táng C. Mác của Ph. Ăngghen, trong đó viết: giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật tiến hóa của các loài, C. Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật giản đơn đã bị những tầng tầng lớp lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, v.v... được. Vì vậy, việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta, cho nên phải xuất phát từ cơ sở đó mà giải thích những cái này, chứ không phải ngược lại, như từ trước đến nay người ta vẫn làm.

 Phật giáo ra đời từ thế kỷ VI tr.CN, cách C. Mác 25 thế kỷ. Nhưng giữa C. Mác và học thuyết nhà Phật có một điểm tương đồng thật kỳ lạ, đó chính là tư tưởng biện chứng, cho mọi cái đều vận động biến đổi, do đó mọi cái đều có sinh có diệt. Trong Phật giáo, tư tưởng này thể hiện rõ ở thuyết Vô thường, tức không có cái gì thường hằng, không có cái gì bất biến, không có cái gì vĩnh cửu; mọi cái đều vận động, biến đổi không ngừng; mọi cái đều liên hệ, tác động quan lại lẫn nhau; không có cái gì cô lập, tách rời. Vô thường đến mức vừa gọi nó là nó, thì nó đã chuyển sang cái khác rồi; giống như con người không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, bởi vậy, không có cái gì có thể gọi nó là nó được. Như vậy, từ vô thường, Phật giáo đẩy đến vô ngã, tức không có cái tôi, cái ta; bởi lẽ vừa gọi tôi là tôi thì đã sang tôi phảy; vừa gọi ta là ta đã sang ta phảy. Tư tưởng cho vận động là tuyệt đối một cách triệt để sẽ dẫn đến tư tưởng đó.

 Biểu hiện rõ nhất của tư tưởng vô thường là quan niệm cho rằngmọi pháp, tức mọi sự vật hiện tượng đều trải qua bốn thời kỳ: sinh,trụ, dị, diệt; thành, trụ, hoại, không; còn ở con người là sinh, lão, bệnh, tử. Chuỗi đầu tiên, bắt đầu từ sinh, và kết thúc bằng diệt; tức cái gì sinh thì cũng đều phải diệt. Chuỗi thứ hai, bắt đầu từ “thành", và kết thúc bằng từ “không”; tức mọi cái được hình thành, ra đời, xuất hiện, phát triển, rồi rốt cuộc cuối cùng cũng trở về cát bụi, hư vô, “không”. Chuỗi thứ ba là cụ thể hóa hai chuỗi trên thể hiện ở con người, tức  mọi người đều có sinh thì cũng đều có tử. Bốn thời kỳ này, bắt đầu từ  sinh, thành; và kết thúc ở diệt, không, từ, tức mọi cái, nếu có sinh thì  ắt có diệt, nếu có sinh thì ắt có tử, nếu có sống thì ắt có chết; sinh ra từ  cát bụi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật tất yếu, không sao thoát được đối với mỗi sự vật, hiện tượng, kể cả con người. Có những sinh vật như con phù du sáng sinh ra, chiều đã chết (sáng nở tối tàn, sống chưa chọn được một ngày). Đa số động vật sống được vài năm, số ít sống được vài chục năm. Con người lâu hơn, được khoảng trên dưới trăm năm. Con rùa ở hồ Hoàn Kiếm có thể sống được đến vài trăm năm. Trái đất lâu hơn nữa, có thể hàng tỷ năm. Dài ngân hà lại còn lâu hơn nữa. Nhưng có sinh là có diệt, có sinh là có tử. Ph. Ăngghen cho rằng sau mỗi chu kỳ như vậy là chúng đã hoàn thành sự nghiệp, chu trình của mình. Tóm lại, vạn vật đều không tránh khỏi quy luật sinh tử, trừ vật chất, theo quan điểm duy vật, là không được sinh ra cho nên không bị mất đi. Nói theo phương Đông, vật chất là bất sinh cho nên bất diệt; trừ cái tâm giác ngộ, tâm không tăng giảm của nhà Phật, “Tâm bất biển giữa dòng đời vạn biến". V. I. Lênin trong Bút ký triết học cũng khẳng định: phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, tức trong cái sống đã bao hàm mầm của cái chết; trong cái chết cũng đã bao hảm mầm của cái sống. Tư tưởng này khá gần gũi với tư tưởng của Lão Tử trong Đạo đức kinh, bởi vì, theo Lão Tử, có và không sinh lẫn nhau; dễ và khó tạo nên lẫn nhau; ngắn và dài làm rõ lẫn nhau; cao thấp dựa vào nhau; âm và thanh hóa lẫn nhau; trước và sau theo đuôi nhau; họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của họa; đẹp và xấu, thiện và ác không tách rời nhau; cái không mới làm cho cái có hữu dụng, sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền; cực khéo thì dường như vụng; việc khó khởi từ việc dễ, việc lớn khởi tử việc nhỏ;...

C. Mác cũng có những tư tưởng gần giống với tư tưởng sinh diệt của Phật giáo, khi Người trong Lời bạt viết cho lần xuất bản thứ hai của bộ Tư bản vào ngày 24 tháng Giêng 1873 tại Luân Đôn: "Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giáo điều của chúng mà thôi, vì trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cải hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó, vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một  cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng". Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, C. Mác cho rằng những ý niệm, những phạm trù cũng ít có tính chất vĩnh cửu, như những quan hệ mà chúng biểu thị vậy, chúng là những sản phẩm mang tính chất lịch sử và nhất thời; để chống lại quan điểm của Pru-dông cho ý niệm, các phạm trù, đặc biệt là những phạm trù kinh tế của xã hội tư bản là vĩnh viễn. Trong Biện chứng của tự nhiên, sau khi phân tích những thành tựu của khoa học tự nhiên thời đó, Ph. Ăngghen đi đến kết luận: “Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cổ định đều biến thành mây khói; và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu". Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng tất cả những quan hệ xã hội cứng đỡ và hoen rỉ (những quan hệ của xã hội phong kiến) cùng tất cả những quan niệm, tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn xưa kèm theo những quan hệ ấy, đang tiêu tan; những quan hệ xã hội thay thế những quan hệ đó chưa kịp ngưng kết lại thì đã giả cỗi mất rồi; tất cả những cái gì là vững chắc, là lâu dài đều tiêu tan như mây khỏi; tất cả những gì là thiêng liêng đều bị làm cho ô uế, và rốt cuộc mọi người buộc phải nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh ngộ. Như vậy, đứng trên quan điểm biện chứng, quan điểm vận động, theo C. Mác, mọi cái chỉ là nhất thời vì trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại.... đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cải hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó. Như vậy, trong cái sống đã bao hảm mầm của cái chết. Ngay xã hội tư bản cũng vậy. Nếu xét trong quá trình vận động thì xã hội tư bản không phải là xã hội cuối cùng của lịch sử như các nhà tư tưởng gia tư sản mơ ước và ca ngợi; nó tất yếu phải được thay thế bởi một xã hội cao hơn, tốt đẹp hơn. Còn khi nào nó bị thay thế thì lịch sử sẽ trả lời. C. Mác và Ph. Ăngghen còn cho rằng cái mà được các nhà tư tưởng tư sản gọi là tốt đẹp vĩnh viễn - xã hội tư bản, thì ngay bản thân cái xã hội này đã không còn đủ sức trị những âm binh mà nó triệu lên; “giai cấp tư sản không những đã rèn vũ khí sẽ giết mình; nó còn sinh ra những người sử dụng vũ khí ấy"; "giai cấp tư sản sinh ra những kẻ đào huyệt chôn chính bản thân nó". Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, hai ông viết: “Vậy là chúng ta thấy rằng, những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thảnh, đã được tạo ra từ trong lòng xã hội phong kiến. Những tư liệu sản xuất và trao đồi ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó, thì những điều kiện mà trong đó xã hội phong kiến sản xuất và trao đổi, sự tổ chức nông nghiệp và công nghiệp theo lối phong kiến, nói tóm lại chế độ sở hữu phong kiến, đã không còn phù hợp nữa với những lực lượng sản xuất đã phát triển. Những cái đó đã ngăn trở sản xuất chứ không làm cho sản xuất phát triển lên nữa. Bao nhiêu những cái đó biển thành bấy nhiêu xiềng xích. Phải đập tan những xiềng xích ấy. Và quả nhiên người ta đã đập tan được. Qua đó, ta thấy đổi với phép biện chứng, vạn vật được xem xét trong sự vận động, biến đổi, do đó, mọi cái đều có tính lịch sử, mọi cái đều trở nên nhất thời; không có gì vĩnh viễn, mãi mãi tồn tại. Như vậy, dưới cái nhìn biện chứng, trong cái sống đã bao hàm mẩm của cái chết; cái gì có sinh tất yếu sẽ có tử. Đây là điểm tương đồng vừa kỳ lạ, vừa kỳ thú về mặt tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết của Phật giáo nói riêng và phương Đông nói chung.

Tóm lại, tư tưởng về sinh từ đã được nhiều nhà tư tưởng cổ đại đề cập đến. Phật giáo đã nâng lên thành quy luật đối với con người, chúng sinh, vạn vật. Cơ sở của tư tưởng, quy luật này chính là phép biện chứng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là C. Mác cũng có những tư tưởng như vậy. Đây là điểm tương đồng vô cùng độc đáo, vô cùng lý thú về mặt tư tưởng giữa phương Đông và phương Tây; giữa cổ đại và hiện đại; cụ thể giữa C. Mác và học thuyết nhà Phật. Điều này chỉ có thể lý giải: chân lý chỉ có một, còn sai lầm thì phong phú vô cùng. Hơn nữa còn chứng minh rằng những kẻ vu khống chủ nghĩa Mác, xuyên tạc chủ nghĩa Mác xuất phát từ việc không nghiên cứu chủ nghĩa Mác đến nơi đến chốn nhằm mục đích chính trị phủ nhận chủ nghĩa Mác đối với những nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, đã hoàn toàn thất bại trước sự thật đanh thép này.

Trước và sau Đại hội XIII, các thế lực thù địch đua nhau bôi bác, phê phán chủ nghĩa Mác, nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác ở Việt Nam. Bởi vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là chống lại những luận điểm xuyên tạc này, bảo vệ chân lý, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao; đưa Việt Nam ngày một phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi./.

 CHÚ THÍCH:

1 C. Mác và Ph. Ăngghen: Tuyển tập, t.3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, tr. 206-207 2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1994, tr. 471.

3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Tuyển tập, t.1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1968 (In lần thứ 2), tr. 34.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1994, t.20.

2. C. Mác và Ph. Ăngghen Tuyển tập, t.1, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1968 (In lần thứ 2).

3. C. Mác và Ph. Ăngghen Tuyển tập, 1.3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005. 4. Nguyễn Hùng Hậu, Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.

5. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội.

6. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tác giả Nguyễn Hùng Hậu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 8 (212) Link tải bài

/*** js CHAN TRANG ***/